Zero-COVID: Người đàn ông Tân Cương tử vong vì bị y bác sĩ bỏ mặc ở bệnh viện

Chia sẻ Facebook
12/11/2022 05:57:51

Một người đàn ông (32 tuổi) qua đời tại một bệnh viện ở Tân Cương sau nhiều giờ được xe cấp cứu đưa tới với cơn đau bụng dữ dội nhưng bị y bác sĩ bỏ mặc.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận

Tân Cương bị phong tỏa toàn bộ trước thềm Đại hội 20 ĐCSTQ “vì COVID”

Ngày 25/9, tiểu khu Vương Gia Lương ở Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương, đã bị phong tỏa gần 50 ngày, rất đông người dân đã đổ ra đường biểu tình. Họ hô lớn “gỡ phong tỏa!” “Muốn có cơm ăn!” (Ảnh chụp màn hình video)

Suốt khoảng 7 đến 8 tiếng đồng hồ trong bệnh viện, anh không nhận được bất kỳ điều trị y tế nào, dù đã cầu xin nhiều lần và đau đớn rên rỉ. Vợ của anh kể rằng các bác sỹ và y tá trực đã mặc kệ anh.

Chị Lin Xiaoran (hóa danh), vợ của anh, hiện đã thành góa phụ, cho rằng chồng mình qua đời là vì chính sách zero-COVID hà khắc vô nhân đạo của chế độ cộng sản Trung Quốc.


Chị viết trên một mạng xã hội Trung Quốc rằng: “Trời đất ơi, hãy thương xót chúng tôi. Chồng tôi qua đời không một lời giải thích. Mà một lời giải thích hay một lời xin lỗi cũng khó vậy sao chứ? Tôi đã làm tất cả những gì có thể để lên tiếng, nhưng tiếng nói của tôi không đi đến đâu cả!”

Những lời này của chị đã bị xóa khỏi mạng ngay sau đó.

Y bác sỹ phớt lờ người chồng

Chị Lin hiện không muốn tiết lộ họ tên của hai vợ chồng, vì lo rằng giới chức chính quyền sẽ có phản ứng.


“Trong thời gian ở bệnh viện khoảng 7 đến 8 tiếng đồng hồ, chồng tôi ngồi ở phòng chờ, cầu xin nhưng các bác sỹ và y tá phớt lờ đi,” chị Lin đã kể với phóng viên Epoch Times tiếng Trung như vậy hôm 12/10.


“Còn khi hỏi bệnh viện giải thích về cái chết [của chồng], thì họ chỉ nói ‘Đừng đổ lỗi cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ là nhân viên cấp dưới, và chúng tôi hiện đều đang bị cách ly.’”

Theo chị Lin, chồng chị sống ở Urumqi một mình vì anh hiện có công tác ở đó, còn gia đình chị thì hiện ở Karamay, một thành phố mà chung quanh có các giếng dầu, cách Urumqi 200 dặm về Tây Bắc.

Xe cấp cứu đưa chồng chị tới Bệnh viện Nhân dân Tân Cương vào chiều ngày 10/10. Anh đã bị bỏ lại ở phòng chờ của bệnh viện, nhưng không được khám hay điều trị gì cả.

Trong tình trạng không có người giúp đỡ như vậy, anh liên tục gọi về gia đình ở Karamay.


“Anh ấy đã gọi cho tôi, cho mẹ tôi, cho em trai của anh ấy, và nhắc lại nhiều lần rằng anh cảm thấy rất đau nhưng không được ai chăm sóc,” chị Lin kể. “Chúng tôi rất đau lòng khi nghe tiếng anh ấy rên rỉ vì đau đớn qua điện thoại.”

Quãng 9:00 tối 10/10, chồng chị Lin kể rằng anh đau quá không chịu nổi, nhưng vẫn không có y bác sỹ nào tới xử lý.

Chị Lin bảo anh hãy gọi bác sỹ hay y tá để xin thuốc chữa hoặc giảm đau đi chứ, nhưng anh ấy nói rằng tuy có y bác sỹ khu phòng chờ đó, nhưng mà không ai tới chăm nom anh cả.

Quá lo lắng, chị Lin đã cùng người em trai của chồng tới Urumqi.

TQ: Biểu tình yêu cầu gỡ phong tỏa ở Thâm Quyến và Tân Cương

Gia đình bị cấm tới Urumqi

Chị Lin kể thành phố Urumqi đã bị phong tỏa trên 60 ngày, còn Karamay cũng bị cách ly từng đợt. Thời điểm đó, Karamay là trong đợt thứ ba bị phong tỏa tính từ đầu năm. Điều đó có nghĩa là muốn rời khỏi thành phố là rất khó.

Họ rời nhà lúc 9:00 tối, nhưng bị chặn lại ở chốt kiểm soát. Cảnh vệ không cho họ qua, mặc kệ họ năn nỉ cầu xin thế nào đi nữa.

Chị Lin đã gọi cho tổ dân phố địa phương, mong có thể xin được phép rời đi tới Urumqi, và viên chức ở đó bảo chị hãy điền vào mẫu đơn, làm thủ tục.

Trong khi đợi chấp thuận, chị Lin và em chồng liên tục gọi cho bệnh viện ở Urumqi, nhưng đều không gọi được. Họ cũng gọi cho đường dây nóng của bệnh viện, nhưng cũng không giải quyết được gì.

Sau đó chị Lin gọi điện đến đường dây nóng của cảnh sát Urumqi, và một sỹ quan công an đã trả lời điện thoại lúc 11:30 đêm, nói với chị rằng ông ấy sẽ tới bệnh viện xem thế nào.


Suốt đêm chị Lin và em chồng chờ giấy thông hành, nhưng bí thư đảng của tổ dân phố bảo: “Nếu chồng chị qua đời, thì chúng tôi sẽ để chị đi.”

Không còn cách nào khác, chị Lin chỉ có thể ngồi đó chờ mong có được giấy thông hành.

Chị Lin nói chuyện qua điện thoại với chồng mãi đến khi điện thoại của chồng chị hết pin. Bệnh viên từ chối cho chồng chị sạc pin điện thoại.


Người sỹ quan công an gọi lại cho chị Lin vào lúc 12:50, báo rằng ông đã tới bệnh viện nhưng mà không được phép vào. “Bệnh viện bảo ông ta rằng chồng tôi vẫn ngồi ở phòng chờ, và thậm chí còn bảo rằng anh ấy sẽ không gặp nguy hiểm gì đâu vì ở đó có đội ngũ y bác sỹ rồi,” chị Lin nhớ lại là người sỹ quan công an đã kể lại như vậy.

Đến 4:00 sáng ngày 11/10, người sỹ quan công an gọi lại, báo với chị Lin rằng chồng chị đã qua đời.

Nhưng chị Lin có để ý rằng giấy chứng tử là được làm lúc 1:50 sáng, tức 2 giờ đồng hồ trước khi chị nhân được điện thoại. Nguyên nhân ghi trên giấy chứng tử là chết do nhồi máu cơ tim.


“Tuy nhiên bác sỹ lại nói rằng anh ấy chết vì xơ gan,” chị Lin kể. “Kỳ thực họ toàn nói mò, vì họ có khám hay kiểm tra gì đâu. Chồng tôi trước đó là vẫn có sức khỏe tốt, trước khi anh ấy bị đau bụng.”

Tổ dân phố cuối cùng cũng cho chị giấy thông hành, sau khi chồng chị qua đời, vào lúc 10:00 sáng 11/10.

Đòi được biết thông tin


Chị Lin yêu cầu được xem hình camera lưu lại của bệnh viện để biết được những gì đã xảy ra với chồng chị vào đêm hôm đó, nhưng quản lý bệnh viện đã từ chối, nói rằng “chị không đủ thẩm quyền xem video lưu trữ của chúng tôi.”


Chị Lin đã gọi cho một số tổ chứ y tế và sức khỏe của Urumqi, nhưng chỉ nhận được những lời đáp kiểu như “Chúng tôi sẽ chuyển yêu cầu của chị lên cấp trên.”

Chị Lin nói rằng gia đình yêu cầu gặp bác sỹ trực đêm hôm đó.


“Tôi muốn nghe họ nói xem họ đã làm những gì để cứu chồng tôi,” chị kể. Nhưng hai bác sỹ trực đêm đó đã rời đi, nói rằng họ đã hết ca trực rồi, và họ cũng không liên quan gì đến cái chết của chồng chị cả.

Gia đình bèn yêu cầu khám nghiệm tử thi, nhưng bệnh viện bảo không có người làm vì giờ đang bị phong tỏa.

Mẹ chồng chị Lin tới Urumqi vào ngày hôm sau, và gia đình đã cùng nhau tổ chức hỏa táng người thân của mình.

Chị Lin cùng gia đình sau đó bị cách ly ở Urumqi 7 ngày, và tiếp tục cách ly tại nhà 5 ngày sau khi trở về Karamay.


“Nhà chúng tôi bị niêm phong từ bên ngoài,” chị kể. “ Lúc ở trong nhà, tôi không dám khóc, vì con trai tôi mới có 5 tuổi.” Vậy là chị không có chỗ nào để khóc cho chồng mình.

TQ: Đảng viên 20 năm tuổi đảng đòi cho nổ tung chung cư nếu không bỏ phong tỏa

Những trường hợp tử vong khác ở Tân Cương

Hồi tháng 8, một em bé mới chập chững biết đi đã qua đời với nguyên nhân cũng được cáo buộc là do chính sách phong tỏa hà khắc ở thành phố Yining, Tân Cương.

Hồi tháng 10, một em bé 6 tháng tuổi đã chết ở bệnh viện thành phố Korla, Tân Cương. Cha mẹ em cũng khẳng định rằng bệnh viện phải chịu trách nhiệm về cái chết của cháu.


Liu Yan (hóa danh) đã nói với phóng viên Epoch Times tiếng Trung rằng người mẹ 54 tuổi của cô đã qua đời tại một bệnh viện ở Urumqi, Tân Cương vào 21/10. Mẹ cô nhập viện tháng 8 vì bệnh thận, sau đó test dương tính COVID-19 trong thời gian ở trong bệnh viện. Cô Liu đã không gặp được mẹ của mình từ tháng 8.

Con số thực tế các nạn nhân do chính sách zero-COVID hà khắc của Bắc Kinh lớn hơn rất nhiều so với những gì được công bố ra đại chúng.


Thiên Đức, theo The Epoch Times

Trùng Khánh phong tỏa vì COVID: Người giăng biểu ngữ phản đối, người tự thiêu nhảy lầu

Gần đây, dịch COVID-19 ở Trùng Khánh bùng phát mạnh, thông tin được lan truyền nói rằng Trùng Khánh đã phong tỏa, xe tăng đã vào thành phố.

Chia sẻ Facebook