Ý kiến trái chiều trong cuộc tranh luận về lệnh cấm đấu bò tại Pháp

Chia sẻ Facebook
25/11/2022 20:18:03

Người dân tại Pháp đang có cuộc tranh luận trên toàn quốc về việc "liệu có nên cấm hoạt động đấu bò".

Thậm chí, Quốc hội Pháp lẽ ra đã bỏ phiếu về dự luật này vào ngày 24/11 nếu nghị sĩ đề xuất không rút dự luật khỏi chương trình làm việc.


Hiện dư luận tại Pháp đang chia thành 2 phe. Theo đó, những người ủng hộ môn đấu bò cho rằng đây là một môn thể thao truyền thống cần được bảo tồn, còn những người phản đối lại khẳng định, hoạt động này là dã man, không được phép tồn tại trong xã hội hiện đại.

Bên ngoài Quốc hội Pháp, hàng chục người phản đối môn đấu bò trưng khẩu hiệu kêu gọi dừng việc gây thương tích và sát hại bò dã man.


Tại các cuộc đấu bò, bò thường bị giết bằng gươm. Theo một cuộc thăm dò, gần 75% người Pháp ủng hộ việc cấm đấu bò . Tuy nhiên, đa số nghị sĩ Pháp được dự đoán là sẽ phản đối dự luật cấm vì ngại trước phản ứng của những vùng ủng hộ đấu bò.

Những con bò đực tại đấu trường ở Arles, miền Nam nước Pháp. (Ảnh: NPR)

Những người đấu bò chuyên nghiệp cũng từ miền Nam tới thủ đô để chứng tỏ đấu bò là một môn nghệ thuật.

Anh Raphael Raucoule, người đấu bò tại Pháp, nói: "Tra tấn là chuyện thời xưa rồi. Còn tôi luyện tập hàng ngày để thực hành nghệ thuật. Tôi đã cống hiến cả đời mình cho đam mê. Các nghị sĩ hãy đến vùng đất của chúng tôi để thấy giá trị của môn đấu bò".

Đấu bò có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Và hiện nay, tại chính Tây Ban Nha, việc có nên cấm đấu bò không cũng đang được tranh luận quyết liệt. Tòa án hiến pháp Tây Ban Nha trong một phán quyết còn gọi đấu bò là một tài sản văn hóa. Các nước có truyền thống đấu bò khác là Mexico, Colombia và Venezuela cũng đang có những cuộc tranh luận trong nội bộ về tính đạo đức trong việc giết động vật để giải trí.

Nhiều thị trấn tổ chức đấu bò để thu hút khách du lịch. Khoảng 1.000 con bò bị giết mỗi năm ở Pháp trong những hoạt động này.

Tây Ban Nha chia rẽ vì lệnh cấm đấu bò Tại Tây Ban Nha, lễ hội đấu bò gây đổ máu nhiều năm nay vẫn gây tranh cãi về việc nên cấm hay tiếp tục.

Chia sẻ Facebook