Xúc động trước ước mơ ngày Tết siêu giản dị của các em học sinh

Chia sẻ Facebook
06/01/2023 21:43:37

Nhìn dòng chữ viết về những khao khát trong ngày Tết của các học trò nhỏ trong lớp học tình thương dưới đây khiến nhiều người không thể cầm lòng. Các em vừa ngây thơ, trong sáng lại còn rất hiểu chuyện.

Khi năm mới đến, trẻ nhỏ nào cũng nao nức được lì xì, hạnh phúc khi được bố mẹ mua sắm quần áo mới. Thế nhưng với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn có được cuộc sống sung túc như bao bạn bè đồng trang lứa thì ước mơ ngày Tết của các em vô cùng đơn giản, đáng yêu, khiến ai cũng phải xúc động, đau lòng.

Nhiều đứa trẻ khó khăn không thể có một cái Tết ấm no, vui vẻ như bạn bè đồng trang lứa. Ảnh minh hoạ: treemvietnam

Mới đây, anh Huỳnh Quang Khải (32 tuổi, TP.HCM) đã giao một bài tập hỏi về ước mơ ngày Tết cho các em học sinh trong lớp học tình thương do chính mình đứng lớp giảng dạy. Lớp học này của anh Khải hoạt động từ năm 2015 đến nay, bao gồm các bé có hoàn cảnh khó khăn, nhặt ve chai, bán vé số mưu sinh. Các em không có điều kiện đến lớp học bình thường nên đã đăng ký tham gia lớp học tình thương miễn phí của anh Khải để theo đuổi ước mơ học chữ.

Lớp học tình thương do anh Khải đứng lớp duy trì nhiều năm qua. Ảnh: Lao động

Vì mong muốn được thấu hiểu và lắng nghe mong ước của các bé, với bài tập nhỏ trên, anh Khải sẽ yêu cầu các em ghi điều ước siêu thiết thực, gần gũi nhất của mình ra giấy và nộp lại cho thầy. Sau hơn 10 phút làm bài, anh Khải đã thu lại các mảnh giấy nhỏ nơi mà các em ghi ước mơ của mình trên đó. Đọc qua các mảnh giấy, anh Khải không cầm được nước mắt vì những ước mơ ngây thơ, non nớt của các bé.

Tờ giấy với những nét chữ nguệch ngoạc, ghi lại ước mơ siêu thực tế của các em. Ảnh: FB Quang Khải

Mất nhà và vợ, thầy giáo già lang thang, không ở nhờ con

Trên các mảnh giấy nhỏ, có bé ước mình có được một đôi giày, một bộ đồ mới để mặc trong ngày Tết vì không có đủ tiền mua. Trong khi đó, một bé khác lại ước mình có một bao gạo vì gia đình sắp hết. Một số bé lại mong muốn được tổ chức sinh nhật với gia đình vì trước giờ chưa từng được ăn bánh sinh nhật... Những ước mơ tưởng chừng rất đơn giản, nhỏ bé và bình thường ấy đối với nhiều người thì nó lại là mong muốn, khao khát lớn lao của các bé.

Những ước mơ gần gũi, thiết thực khiến người đọc không cầm được nước mắt. Ảnh: FB Quang Khải

Những ước mơ tưởng chừng đơn giản này lại vô cùng lớn lao với các học sinh bé nhỏ. Ảnh: FB Quang Khải

Đọc được mong ước của các học trò, anh Khải vừa thường vừa xúc động, anh đã dùng tiền cá nhân để giúp các em thực hiện hoá những ước mơ đó của mình. Nhìn các em dẫu khó khăn nhưng vẫn khao khát con chữ, đeo bám lớp học làm anh Khải có thêm động lực để duy trì lớp học lâu dài. Lớp học của anh Khải được bắt đầu hoạt động vào năm 2009, nhưng sau đó vì bận công việc riêng nên anh phải tạm hoãn lớp. Mãi đến năm 2015, khi thấy ngày càng có nhiều bé khó khăn không thể đi học, anh Khải đã quay trở lại giảng dạy lớp học tình thương này.

Anh Khải không cầm được nước mắt khi đọc những dòng chữ các học trò ghi lại ước mơ của mình. Ảnh: Zingnews

Anh Khải đã quyết định dùng tiền của mình để giúp các em hiện thực hoá những ước mơ trong ngày Tết. Ảnh: VTC

Lớp học tình thương lúc nào cũng chật kín các em theo học. Ảnh: báo giaoducvathoidai

Hành động và nghĩa cử đầy nhân văn, tình người và tấm lòng tốt bụng của thầy giáo 32 tuổi khiến nhiều người không khỏi khâm phục, ngưỡng mộ. Hy vọng anh Khải sẽ tiếp tục duy trì lớp học ý nghĩa này để mang đến con chữ cho nhiều em học sinh trong tương lai. Còn bạn, bạn nghĩ sao về ước mơ của các em nhỏ này? Chia sẻ ngay với Bestie nhé!


Đọc thêm bài viết hay tại Bestie !

CON TRAI BỎ VIỆC 15 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG THAY MẸ DẠY LỚP TÌNH THƯƠNG

Tương tự như anh Khải, chàng trai dưới đây cũng có tấm lòng nhân hậu và sự tốt bụng khiến dân tình ngưỡng mộ, khâm phục.  Đó là lớp học của 2 mẹ con - cô giáo Ngô Thị Mạnh Hòa và con trai - thầy giáo Phan Trung Hải.

Lớp học này được mở từ năm 1982 do cô Hòa phụ trách. Đến năm 2016, lớp được truyền sang cho con trai cô là anh Phan Trung Hải tiếp quản. Sau 6 năm, anh Hải trở thành người thầy giáo tận tâm, hết lòng vì học sinh. Lớp học tình thương đong đầy niềm hạnh phúc này nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Huỳnh Tấn Phát, TP.HCM. Lớp học có không gian nhỏ, gói gọn với vài chiếc bàn gỗ, bảng phấn với khoảng 20 học sinh.

Chia sẻ Facebook