Xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng đáng kể, của Nga và Trung Quốc giảm mạnh

Chia sẻ Facebook
16/03/2023 07:00:47

Một nghiên cứu mới của châu Âu cho thấy tỷ trọng xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Mỹ đã tăng đáng kể, trong khi của Trung Quốc và Nga giảm mạnh.

Ngày 11/3, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo Lữ đoàn tấn công núi 128 đã nhận được lô tên lửa chống tăng Javelin cơ động của Mỹ và đưa vào sử dụng ngay. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine)


Vào thứ Hai (13/3), Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute) đã công bố một báo cáo với dữ liệu mới về chuyển giao vũ khí toàn cầu. Báo cáo chỉ ra tỷ trọng xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Mỹ đã tăng từ 33% lên 40%.


Theo báo cáo nghiên cứu, tuy trong thập niên qua, nhập khẩu vũ khí chính của các nước châu Âu đã tăng 47%, nhưng mức độ chuyển giao vũ khí quốc tế toàn cầu giảm 5,1%. Tuy nhiên, nhập khẩu vũ khí của một số nước ở Đông Á và các khu vực có căng thẳng địa chính trị cao khác đã tăng mạnh.


Ông Pieter D. Wezeman, nghiên cứu viên cấp cao về chuyển giao vũ khí thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, nói: “Tuy mức độ chuyển giao vũ khí toàn cầu đã giảm, nhưng do căng thẳng giữa Nga và hầu hết các nước châu Âu khác nên vấn đề chuyển giao vũ khí ở châu Âu lại tăng mạnh. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, các nước châu Âu muốn nhập khẩu nhiều vũ khí hơn với tốc độ nhanh hơn. Cạnh tranh chiến lược vẫn tiếp tục ở những nơi khác: Nhập khẩu vũ khí gia tăng tại Đông Á, trong khi tại Trung Đông vẫn ở mức cao”.


Nghiên cứu chỉ ra, trong khi xuất khẩu vũ khí của Nga sụt giảm thì xuất khẩu vũ khí của Mỹ có xu hướng tăng lên. Trong một thời gian dài, vị thế chi phối xuất khẩu vũ khí toàn cầu luôn thuộc về Mỹ và Nga, 3 thập niên qua Mỹ và Nga luôn là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất và nhì trên thế giới.


Xuất khẩu vũ khí của Mỹ đã tăng 14% trong giai đoạn 2013-2017 cho đến 2018-2022. Trong giai đoạn 2018-2022, xuất khẩu của Mỹ chiếm 40% xuất khẩu vũ khí toàn cầu; cùng kỳ đó xuất khẩu vũ khí của Nga giảm 31%, trong đó tỷ trọng xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Nga giảm từ 22% xuống 16%, trong khi tỷ trọng của Pháp tăng từ 7,1% lên 11%.


Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cũng cho thấy Trung Quốc bị loại khỏi nhiều thị trường vũ khí lớn trên toàn cầu. Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm 23%, nhìn chung so với quy mô nền kinh tế Trung Quốc thì tầm quan trọng của Trung Quốc với tư cách là nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu tương đối thấp.


Chuyên gia Weizman nói với giới truyền thông rằng, “Trung Quốc đã không thành công trong việc thâm nhập vào một số thị trường vũ khí lớn, đôi khi vì những lý do chính trị rõ ràng. Ví dụ, Trung Quốc không bán vũ khí cho đối thủ Ấn Độ” . Ông Weitzman nói thêm, Trung Quốc chưa thực sự thành công trong việc cạnh tranh với các nhà cung cấp vũ khí châu Âu và Mỹ về xuất khẩu vũ khí sang hầu hết các nước Trung Đông, đặc biệt là các nước Ả Rập.


Mộc Vệ (theo Aboluowang )

Tổng thống Thụy Sỹ kiên quyết không gửi vũ khí vào chiến trường Ukraine Tổng thống Thụy Sỹ Alain Berset kiên quyết không đồng ý gửi vũ khí Thụy Sỹ vào chiến trường Ukraine.

Chia sẻ Facebook