Xót xa khi nhìn lại tấm ảnh người cha làm nghề dọn vệ sinh môi trường

Chia sẻ Facebook
05/11/2022 11:40:25

Nhiều năm trôi qua nhưng bức ảnh về người cha già làm nghề dọn cống nuôi 4 con đỗ đại học cùng sự xấu hổ ban đầu đã khiến nhiều người xúc động. Thậm chí, có thời gian ông phải tắm rửa ngoài nhà vệ sinh công cộng để các con không phát hiện ra.

Cha mẹ chính là người yêu thương con cái vô điều kiện. Vì tình thương ấy, cha mẹ có thể làm bất kỳ công việc gì để có thể cho con một cuộc sống tốt nhất, dù đó là việc bị mọi người đánh giá là bẩn nhất.

Vào năm 2017, bức ảnh chia sẻ về câu chuyện của một người cha làm nghề thông cống, nuôi 4 con học đại học đã thu hút sự chú ý của cả thế giới. Sau nhiều năm, bức ảnh được dân tình đào lại bởi giá trị nhân văn và truyền cảm hứng của nó.

Bức ảnh về người cha làm nghề thông cống khiến nhiều người xúc động. (Ảnh: Facebook GMB Akash)

Bức ảnh cùng câu chuyện xúc động được chụp bởi nhiếp ảnh gia GMB Akash nổi tiếng của Bangladesh đã khiến nhiều người xót xa, nghẹn ngào. Người trong bức ảnh của GMB Akash là Isris, người công nhân dọn cống ở Bangladesh với làn da nâu, gương mặt khắc khổ, thân hình gầy gò. Thế nhưng, câu chuyện của ông càng khiến nhiều người thêm thấu hiểu và trân trọng những người cha, người mẹ.

Nghề thông cống là một nghề vất vả, hàng ngày ngụp lặn trong nước thải đen kịt. (Ảnh minh họa: Zing News)

Được biết, công việc dọn cống ở Bangladesh trong mắt nhiều người chính là nghề không được tôn trọng và vất vả nhất trên thế giới vì môi trường không vệ sinh, lại dễ mắc bệnh. Thế nhưng, vì để có tiền nuôi 4 con ăn học đầy đủ, Idris vẫn chấp nhận ngày ngày lặn ngụp trong làn nước đen kịt.

Thông qua nhiếp ảnh gia GMB Akash, Idris cho biết trước đây, bản thân chưa từng nói với các con về công việc thực sự của mình. Khi các con khỏi, Idris chỉ dám nói mình là một công nhân bình thường. Để tránh bị phát hiện, mỗi ngày, anh đều phải tắm rửa sạch sẽ ở nhà vệ sinh công cộng, che giấu đi mùi hôi thối trên cơ thể.

Với nhiều người, thông cống ở Bangladesh là nghề không được coi trọng nhất. (Ảnh: GMB Akash)


Ông nghẹn ngào chia sẻ: “Tôi muốn con gái được đến trường, được học hành. Tôi muốn chúng tự tin trước mặt mọi người. Tôi không bao giờ muốn ai đó nhìn xuống chúng như cách mọi người nhìn xuống tôi. Tôi đã dành dụm từng xu một cho việc học hành của các cô con gái”.


Tuy nhiên, vào ngày Idris phải đóng lệ phí nhập học đại học cho con gái, sự bất lực vì không có đủ tiền cho con khiến người đàn ông vốn mạnh mẽ cũng không thể kìm được giọt lệ. Idris nhớ lại: “Tôi ngồi ƅên cạnh bãi rác, cố gắng để giấu những giọt nước mắt. Tôi khônɡ thể làm vι̇ệc ngày hôm đó. Tất cả ᴄáᴄ đồnɡ nghiệp đều nhìn tôi nhưng không ai nói gì".

Những người công nhân hàng ngày phải chui vào những đường cống nhỏ, múc rác thải lên. (Ảnh minh hoạ: Thanh Niên)

Chứng kiến tình cảnh của Idris, những người đồng nghiệp đã đưa cho ông tất cả tiền lương mà họ nhận được trong ngày với hy vọng con gái Idris phải được đi học đại học. Tấm lòng của mọi người khiến Idris cảm động và quyết định nói ra nghề nghiệp thực sự của bản thân.


Idris kể lại: "Ngày hôm đó tôi không tắm, ngày hôm đó tôi về nhà như một thợ dọn cống" . Bất ngờ, cô con gái không hề có vẻ gì ghét bỏ nghề của bố. Thậm chí, sau khi đã vào đại học, cô vẫn luôn thường xuyên mang đồ ăn cho đồng nghiệp của bố. Con gái Idris cho biết: "Tất cả mọi người đã nhịn đói vì cháu ngày hôm đó để cháu có thể trở thành người như ngày hôm nay. Cháu ước gì cháu có thể nuôi mọi người mỗi ngày".

Những người công nhân mỗi ngày phải múc rất nhiều chất thải. (Ảnh minh họa: Zing News)


Tình cảm của đồng nghiệp, sự yêu thương, thấu hiểu của các con khiến Idris không còn xấu hổ về nghề nghiệp của mình. Ông cũng cho biết: “Bây giờ, tôi khônɡ cảm thấy tôi là một nɡười nghèo. Ai mà có những đứa ᴄοn như thế này lại có thể nghèo được cơ chứ”.

Dọn cống là công việc vất vả và không được tôn trọng nhất nhưng nếu không có những người công nhân môi trường thì ai sẽ là người dọn sạch rác thải dưới cống mỗi ngày. Đó cũng chính là câu chuyện của hai bố con ông Nguyễn Phú Hộ - Nguyễn Thanh Sơn. Hàng ngày, hai bố con đều chui đầu vào trong ống cống tối đen, bốc mùi khó chịu. Thế nhưng, những người công nhân ấy dường như chưa hề kêu than, anh Hộ cũng chỉ mong mọi người cùng chung tay để thành phố sạch đẹp hơn.

Bố con anh Hộ đang làm công việc dọn cống mỗi ngày của mình. (Ảnh: VnExpress)

Có thể thấy, vì con cái, bố mẹ có thể làm bất kỳ nghề gì, móc cống hay nhặt ve chai. Tình cảm đó được nhắc đến qua câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng và bà Phạm Thị Thụ ở Vĩnh Phúc.

Cha đi thu mua phế liệu để kiếm tiền nuôi con ăn học. (Ảnh: VTV)

Mỗi ngày, ông Hải đều chạy xe lên thành phố, có những chặng đường tới 30km, len lỏi khắp các ngõ ngách Hà Nội để thu mua phế liệu. Còn vợ ông, bà Thụ thì vì sức khỏe yếu nên làm nghề nhặt ve chai trên thành phố, cuối tuần mới về một lần. Công việc vất vả, bẩn thỉu nhưng hai vợ chồng anh chị vẫn luôn cố gắng chỉ mong 3 con được học hành tử tế.

Người mẹ hàng ngày phải đi nhặt ve chai, phụ chồng nuôi 3 con ăn học. (Ảnh: VTV)

Vậy mới thấy, tấm lòng mẹ cha bao la đến như thế nào. Cho dù công việc vất vả, bẩn thỉu thì cha mẹ vẫn sẽ làm tất cả vì con. Do đó, hãy yêu quý ba mẹ, trân trọng nghề nghiệp của họ cho dù là làm gì đi chăng nữa, chỉ cần không vi phạm pháp luật, ai cũng đáng được tôn trọng.


Cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn tại YAN !

Ba mẹ luôn là người dành những gì tốt nhất cho con, sẵn sàng hy sinh vô điều kiện. Chính vì vậy, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, có những người cha, người mẹ chấp nhận đi làm những công việc vất vả nhất, nguy hiểm nhất cũng bẩn thỉu nhất chỉ để con có thể đến trường, được đi học đầy đủ. Giống câu chuyện của người cha làm nghề thông cống, cho dù bị coi là nghề bẩn vất vả và không được tôn trọng nhất nhưng vì con, ông vẫn làm tất cả. Do đó, hãy trân trọng ba mẹ khi còn có thể bởi đó là người duy nhất yêu thương mình mà không tính toán điều gì.


Cùng cập nhật những tin tức tương tự TẠI ĐÂY !

Chia sẻ Facebook