Xót cảnh học trò nhịn đói đến trường, thầy chia đôi gói mì với các em

Chia sẻ Facebook
07/01/2023 10:20:40

Trường tiểu học Xà Phìn - một điểm trường tiểu học thô sơ nhất Lai Châu đã khiến cho nhiều người phải rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh thầy trò nơi đây cùng chia cho nhau một gói mì.

Người ta vẫn thường hay ví cô giáo như mẹ hiền, vì cô sẽ chăm lo cho các bé nhỏ từng li từng tí khi các em đến trường. Thế thì hẳn thầy chắc chắn sẽ như một người cha, sẵn sàng hy sinh của bản thân để đảm bảo các em có được những buổi học tốt nhất trong khả năng của thầy.

Trường tiểu học Xà Phìn, một trong những điểm trường khó khăn nhất ở Lai Châu. Ảnh: Việc Tử Tế

Những ngôi trường ở vùng cao - nơi thiếu thốn khá nhiều điều kiện cơ sở vật chất để các em có thể đến học tập đã không còn xa lạ với mọi người. Những thầy trò tại đây, thực sự chẳng mong muốn gì nhiều cả, chỉ cần có điện để học, có bàn có ghế, hay những nơi khác thì mong có bảng có phấn,... Riêng điểm trường tiểu học Xà Phìn, xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè, Lai Châu - ngôi trường dành cho các em nhỏ dân tộc La Hủ, những thầy trò ở đây chỉ mong muốn những bữa ăn ấm bụng và một lớp học bớt lạnh lẽo mà thôi.

Ngôi trường chỉ vọn vẻn có vài em học sinh. Ảnh: Việc Tử Tế

Cuộc sống vốn khó khăn, cha mẹ của các em thường chịu cảnh “ngủ nương” để kiếm ngô, sắn quanh nhà, có khi 7 ngày hoặc đến 10 ngày họ mới về nhà. Chính vì thế, nhiều em vắng cha vắng mẹ, chằng có ai chăm sóc nên phải đi loanh quanh bản, ngủ nhờ, ăn nhờ.

Trường tiểu học Xà Phìn là một điểm trường lẻ, không có chế độ ăn hay nghỉ trưa. Các em thường xuyên đến lớp với cảnh đầu bù tóc tối, gương mặt lem luốc, đi chân trần cùng chiếc bụng đói meo nằm gục ở bàn. Thương học trò chịu đói chịu khát để đến trường học tập, người thầy chẳng nói hai lời, liền chia sẻ những lương thực của mình với các em.

Thầy trò nơi đây thường xuyên chia nhau từng gói mì, cọng rau. Ảnh: Việc Tử Tế

Những em nhỏ nơi đây thường chịu đói vì không có ai chăm sóc. Ảnh: Việc Tử Tế

Người thầy ấy chính là thấy Vàng Văn San, đã có 19 năm ròng rã “cắm bản gieo chữ”. Theo như chia sẻ thì đây chính là điểm trường khó khăn nhất. Thầy cô giáo không có bàn để ngồi, cũng chẳng có phòng để nghỉ, hơn nữa điểm trường cũng không có nhà vệ sinh,... Làm nên điểm trường chính là một phòng học nền đất nhỏ, có vài ba chiếc bàn để các em ngồi cùng với một bảng hiệu tên trường cũ kỹ không lành lặn,.. tất cả đều vô cùng đơn sơ và tạm bợ.

Bụng đói đến trường là việc bình thường với những trẻ em tại đây. Ảnh: Việc Tử Tế

Bụng đói, đi chân trần là hình ảnh không hiếm thấy của các em nhỏ tại Lai Châu. Ảnh: Việc Tử Tế


Gọi là trường học nhưng hiện tại đây chỉ có 5 em học sinh lớp 1 và lớp 2. Thế nhưng với mong ước không “cõng chữ lên bản” không bỏ các em lại phía sau thầy Vàng Văn San đã chia sẻ: “Dù chỉ có 1 học sinh thì tôi vẫn quyết bám bản gieo chữ” . Động lực to lớn để thầy có thể vượt qua mọi khó khăn trong gần 2 thập kỷ chính là tình yêu thương các học trò của mình và nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của một người lái đò.

Thầy Vàng Văn San - người thầy lặng lẽ mang chữ đến cho bản trong gần 2 thập kỷ qua. Ảnh: Việc Tử Tế

Hình ảnh người thầy côi cút chỉnh từng chiếc ghế, đến việc chia sẻ mì gói cho các em cùng với những khoảnh khắc các em ăn “ngấu nghiến” phần mì đã lấy đi không ít sự cảm thông, thấu hiểu và những giọt nước mắt của mọi người. Quả thật khi thấy những chùm ảnh này, khó ai có thể kiềm lòng.


- Chúc thầy luôn mạnh khỏe để gieo con chữ, chúc các con luôn ham học và vượt qua mọi khó khăn.
- Làm người tốt rất là khó, khi không thể giúp được nữa, muốn rời đi thì quãng thời gian sau đó là cả 1 sự day dứt.
- Thầy tuyệt vời quá. Còn 1 trò thầy vẫn bám bản và Việt Nam ta lại có thêm 1 em nhỏ biết chữ, biết đọc chỉ vậy thôi là quá tuyệt vời rồi.

Netizen tỏ ra xót xa trước hoàn cảnh tại điểm trường này. Ảnh: Chụp màn hình page Beatvn

Cô giáo mầm non dùng "100% công lực" nhắc bài cho học sinh đang thi múa: Làm giáo viên kể cũng "nhàn".

Đối với những lớp học vùng cao hầu hết mọi người chẳng mong cầu những điều xa xỉ, điều mà thầy trò tại đây mơ ước đều vô cùng bình dị. Như thầy trò tại Bản Dày, Hà Giang, đến trường với cơ sở vật chất vô cùng xuống cấp, hơn lúc nào hết thầy trò ở đây chỉ mong muốn một lớp học không bị dột mưa.

Mong muốn to lớn của thầy trò tại Bản Dày, Hà Giang là một lớp học không dột mưa. Ảnh: Beatvn


Người thầy đứng lớp tại đây - thầy Nguyễn Văn Cương, ngoài 50 tuổi chia sẻ: “Phòng học không có đèn điện, nên rất tối, tôi lại mắt kém nên phải ra ngoài để nhìn cho rõ. Toán học cần sự chính xác” . Dù điều kiện vật chất thô sơ nhưng số lượng học sinh tại đây vẫn không ngừng tăng lên, các em ngoài để biết chữ thì đến trường để phấn đấu “thoát kiếp nghèo”.

Dù cơ sở vật chất trường học thô sơ nhưng thầy trò luôn cố gắng mỗi ngày. Ảnh: Beatvn

Mang trên vai trọng trách của người truyền lửa, từ bao đời nay những người theo nghiệp cầm phấn đều cố gắng, nỗ lực hết mình truyền chữ cho các em. Dù ở thành thị hay nông thôn hay tận những điểm trường vùng cao thiếu thốn thì ngọn lửa nhiệt huyết cùng cái tâm của nghề nhà giáo trong lòng các thầy cô mãi mãi bất diệt.


Xem thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác tại Bestie .

CÔ CHÂU - NGƯỜI GIÁO VIÊN GỬI NHỮNG BỘ ĐỒNG PHỤC ĐẾN CÁC EM HỌC SINH NGHÈO TẠI BIẾN GIỚI TRONG SUỐT 20 NĂM

“Một ngày làm thầy, suốt đời làm thầy”, không phải nghỉ hưu là những thầy cô giáo sẽ buông phấn an nhàn. Chỉ cần có cơ hội thì các thầy cô dù tuổi cao sức yếu cũng đều sẽ làm mọi việc cho các em học sinh. Như cô Trần Thị Châu, là giáo viên của trường Mầm non A Xing thuộc tỉnh Quảng Trị.

Sau một ngày dạy học, cô vẫn cặm cụi may đồng phục cho các em học sinh nghèo nơi biên giới vào mỗi tối. Thế mới thấy tình yêu thương và sự nhiệt huyết của nghề nhà giáo cao cả đến nhường nào…

Chia sẻ Facebook