Xôn xao chuyện 'cắt' điểm ưu tiên với thí sinh tự do, chuyên gia cũng mỗi người một ý!

Chia sẻ Facebook
21/04/2022 16:09:02

Trong khi thí sinh tự do muốn tiếp tục được cộng điểm ưu tiên khu vực như mọi năm thì Bộ GD&ĐT giải thích rằng việc bỏ chế độ điểm ưu tiên vì nhóm thí sinh này có nhiều lợi thế hơn thí sinh thi lần đầu.

Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2022, điểm cộng ưu tiên khu vực vẫn được giữ nguyên (thí sinh khu vực 1 được cộng 0,75 điểm; khu vực 2 nông thôn 0,5; khu vực 2 là 0,25) nhưng chỉ áp dụng với thí sinh tốt nghiệp THPT năm nay.

Nghĩa là những thí sinh tốt nghiệp từ các năm trước (thí sinh tự do) nếu thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ không được cộng điểm ưu tiên. Trong khi đó quy định cũ cho phép cộng điểm với cả những thí sinh này.

Nhiều thí sinh cho rằng, để vào trường top đầu, nửa điểm ưu tiên khu vực là cả một "gia tài", có thể quyết định việc trượt hoặc đỗ. Chưa kể, một số ngành năm ngoái lấy tới 30 điểm thì vai trò của điểm ưu tiên khu vực càng quan trọng.

Chính vì thế nên dự thảo quy định này khiến nhiều thí sinh dự do cho rằng không hợp lý và bất công với các em.


Về vấn đề này, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh (Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM) cho rằng, nên bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực bởi khoảng cách về điều kiện học tập ở các địa phương đang được thu hẹp. Chính sách cộng điểm này không còn nhiều ý nghĩa, lại có thể tạo sự bất công cho thí sinh. Ở các trường top trên, thí sinh đậu hay trượt chỉ cách nhau 0,1-0,2 điểm; trong khi điểm cộng khu vực tối đa là 0,75. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể hỗ trợ thí sinh ở khu vực khó khăn bằng nhiều chính sách khác.


Còn TS Lê Viết Khuyến - Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam lại cho rằng nên giữ quy định cộng điểm ưu tiên cho tất cả các đối tượng, dù là thí sinh dự thi tốt nghiệp năm nay hay thi các năm trước.

Theo ông Khuyến, cộng điểm ưu tiên nhằm khuyến khích, hỗ trợ các thí sinh vùng nông thôn có điều kiện học tập khó khăn hơn thành thị.

Theo Bộ GD&ĐT, thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước có nhiều lợi thế và thời gian ôn tập hơn so với những em thi lần đầu. (ảnh minh họa)

“Theo tôi, chỉ nên bỏ điểm ưu tiên khi đã đảm bảo được sự bình đẳng, công bằng giữa các vùng miền, khu vực. Tại Việt Nam, sự thụ hưởng từ phúc lợi xã hội còn chưa đồng đều, do vậy vẫn cần phải có những sự ưu tiên như thế.

Đối với thí sinh tự do, dù thi lại nhưng hoàn cảnh của các em vẫn không thay đổi, vẫn học ở khu vực ưu tiên và phải chịu nhiều thiệt thòi, tại sao lại có sự phân biệt và loại các em ra như vậy?

Chưa kể, nhiều thí sinh phải vất vả kiếm sống, do không đủ tiền đi học nên phải chấp nhận ở nhà đợi sang năm sau mới thi. Sau một thời gian, đời sống được cải thiện, họ mới có cơ hội được tiếp tục đi học. Với những đối tượng này vẫn nên được ưu tiên, khuyến khích”, TS Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.


Cũng liên quan đến vấn đề bỏ việc cộng điểm ưu tiên cho thí sinh tự do, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy , Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) giải thích, quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng giữa hai nhóm thí sinh: học sinh 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp và những em đã tốt nghiệp, thi để xét tuyển đại học.

Theo bà Thủy, thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước có nhiều lợi thế về thời gian ôn tập hơn so với những em thi lần đầu.

"Nhiều thí sinh tuy hộ khẩu ở vùng ưu tiên nhưng đã chuyển đến các địa phương, thành phố có điều kiện tốt hơn để ôn thi một số ít môn phục vụ xét tuyển đại học. Trong khi đó, thí sinh thi lần đầu phải ôn nhiều môn hơn, chịu nhiều áp lực hơn để vừa thi tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học", bà Thủy nói.

Trước đó, Bộ GD&ĐT từng nhiều lần điều chỉnh mức điểm cộng ưu tiên. Trước năm 2003, thí sinh được cộng nhiều nhất 3 điểm ưu tiên khu vực. Từ năm 2004 đến 2017, tối đa là 1,5 điểm. Và từ 2018, điểm ưu tiên khu vực cao nhất là 0,75.

Mức độ ưu tiên giảm theo thời gian nhưng việc xác định nhóm ưu tiên theo nhiều chuyên  là chưa hợp lý. Hiện, nhiều thành phố thuộc tỉnh có điều kiện dạy và học tương đương với các thành phố trực thuộc trung ương nhưng vẫn được xếp vào khu vực 2. Khi duyệt hồ sơ xét tuyển bằng học bạ, các trường nhận thấy sự tương đương về lực học giữa các nhóm này nhưng theo quy định, thí sinh ở các khu vực ưu tiên vẫn được cộng điểm.


Hoàng Thanh

Tin Cùng Chuyên Mục

Thí sinh tự do hụt hẫng vì dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2022 'cắt' điểm ưu tiên khu vực

icon 0

Cảm thấy thiệt thòi nếu không được cộng điểm ưu tiên khu vực như mọi năm, các thí sinh tự do đang kêu gọi gửi kiến nghị đến Bộ GD&ĐT.

Nhà trường bị tố ép học sinh trung bình chuyển trường, “chặn” thi vào lớp 10 công lập: Sở yêu cầu phòng GD-ĐT Cầu Giấy báo cáo sự việc

icon 0

Mạng xã hội nóng rực truyền đi đoạn chat được cho là của một nhóm phụ huynh Hà Nội về việc nhà trường “chặn đường” thi vào lớp 10 công lập của học sinh có lực học trung bình khá.

ĐH RMIT nói gì về vụ nữ sinh 'tố' giảng viên gửi nhiều ảnh nhạy cảm?icon0Mới đây, mạng xã hội lại xôn xao với thông tin nữ sinh 'tố' một giảnh viên trường Đại học RMIT gửi ảnh 'nhạy cảm' cho mình.

Con trai làm toán 5x 6= 30 bị cho 0 điểm, bố bực tức gọi điện chất vấn cô giáo mới biết mình tư duy kém quá!icon0Nhiều người lớn đọc xong đề bài cũng bỏ qua dữ liệu này!

Thi vào lớp 10 Hà Nội: Thí sinh đăng ký nguyện vọng thế nào để chắc đỗ?

icon 0

Thí sinh Hà Nội có thể đăng ký nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 vào lớp 10 THPT thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ.

Chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 vào ngày 7-8/7icon0Sáng nay 19/4, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ chính thức được tổ chức từ ngày 7 đến 8/7.

Đã 'bình thường mới', thí sinh F0 có được dự thi tốt nghiệp THPT 2022?icon0Hiện Bộ GD&ĐT chưa chốt thời gian tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022, mới chỉ dự kiến trong 3 ngày 6-8/7 để lấy ý kiến.

Đắk Lắk: Hai nhóm nữ sinh cấp 3 đánh nhau túi bụi - 'dấu lặng' trong văn hóa ứng xử học đường

icon 0

Trong khi cơ quan chức năng huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đang trong quá trình xử lý 2 nhóm nữ sinh cấp 2 đánh nhau thì tại huyện Krông Ana cũng vừa xảy ra vụ đánh nhau tương tự nhưng lần này là 2 nhóm nữ sinh cấp 3.

Chương trình lớp 10 mới: Học sinh không cần học Lịch sử, Vật lý nếu không thích

icon 4

Năm học 2022-2023 tới đây, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 bậc THPT sẽ chính thức được triển khai trong chương trình lớp 10.

Lập trình game giúp 1 người Việt 'hốt bạc' hàng triệu USD, thí sinh cần học ở đâu?

icon 0

Muốn lập trình game thì học ngành nào là thắc mắc của không ít bạn trẻ. Các bạn thí sinh quan tâm về công việc này cần chú ý một số điểm sau.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook