Xôi lá sen cô Hạnh, dẻo thơm lành 3 tiếng mỗi hôm
Quầy xôi lá sen không biển hiệu, không tên nhưng có tuổi đời gần 10 năm tuổi của vợ chồng cô Phạm Bích Hạnh sáng nào cũng nườm nượp khách xếp hàng chờ mua.
Mỗi ngày từ 6h30 - 9h, quầy xôi của cô Hạnh lại tấp nập khách ghé vào mua, đa số là những mối quen ăn lâu năm, có cả người lao động, học sinh, sinh viên. Cao điểm từ 7h là đông khách mua.
Để bán trong 3 tiếng, vợ chồng cô Hạnh phải chuẩn bị từ hôm trước, chuẩn bị nguyên liệu từ hấp xôi, phi hành tỏi,… tất cả đều tự làm thủ công và có con trai đứng bán phụ.
Cô Hạnh cho biết vợ chồng cô bán từ năm 2013 đến nay, có các loại xôi như: xôi xéo, bắp, cốm, đậu phộng và xôi gấc.
"Tôi họ c được cách nấu xôi, nhưng trước ở miền Bắc ít lá sen nên khi bán ở ngoài ấy chỉ đựng trong lá bàng, lá chuối. Khi vợ chồng tôi vào Nam lập nghiệp thấy trong này có nhiều lá sen, tiện lợi để sử dụng nên quyết định bán xôi đựng trong lá sen luôn.
Xôi được đựng trong lá sen vừa giữa nhiệt và dẻo xôi, vừa có hương vị của lá sen thơm, bảo vệ môi trường. Ăn xong lá sen có thể lấy lá để nấu nước uống chống mỡ máu, tiểu đường. Giá xôi ngọt 12.000 đồng, xôi mặn 15.000 đồng, xôi có chả 20.000 đồng" - cô Hạnh nói.
Chị Ngọc Dung (quận Tân Bình, TP.HCM) bảo: "Tôi thường đi chợ ở đây, nhưng khi nào thấy quầy xôi không quá đông thì mới ghé mua. Thường thì tôi ăn xôi bắp vì nó ngọt và dẻo.
Giá ở đây bán ổn, phù hợp với chất lượng như vậy. Hồi xưa ở quê tôi hay ăn xôi ngọt và cô chú bán gần giống xôi của ngày xưa. Điểm đặc biệt ở đây là đựng xôi trong lá sen nên dậy mùi của xôi và thơm hơn. Nếu thèm và ăn loại xôi mình thích thì khi quán đông quá, việc phải chờ đợi cũng hợp lý".
Vị thân thuộc mà cô Thu nhắc tới chính là cải xá bấu theo ẩm thực người Hoa. Những ai ở Sài Gòn hồi đó hẳn là mê mẩn cái vị xá bấu giòn tan, mằn mặn ấy mà vì muốn tối giản các công đoạn làm xôi, nhiều hàng xôi bỏ qua nguyên liệu này.