Xin mật khẩu WiFi không được, 4 thổ dân Amazon rút cung tên tấn công bộ đội rồi bị bắn chết cả 4

Chia sẻ Facebook
04/04/2022 00:43:11

Theo đó, 4 người này cùng một nhóm dân bản địa đã sử dụng cung và bắt cóc lính quân đội Venezuela sau khi nghi ngờ doanh trại lính "xù kèo" và đổi pass WiFi mới.


Mới đây, một cuộc tranh chấp về WiFi trong rừng rậm Amazon đã khiến 4 người thổ dân bản địa Yanomami bị giết khi chủ động tấn công binh lính Venezuela (Nam Mỹ).

Vào ngày 20 tháng 3, một nhóm người bản địa Yanomami đã tiếp cận các binh sĩ tại một căn cứ quân sự ở Parima B - một vùng hẻo lánh của vùng Amazon thuộc Venezuela giáp với Brazil - để hỏi xin mật khẩu WiFi.

Cộng đồng bản địa và quân đội đã thống nhất việc đồng ý chia sẻ mật khẩu WiFi. Vài năm trước, họ thỏa thuận với chính quyền để sử dụng kết nối Internet của căn cứ quân đội nhằm kịp thời báo những bất thường trong vùng đất của họ, đặc biệt là việc khai thác vàng lậu.

Hình ảnh người Yanomami

Song tháng trước, có một số thay đổi nhân sự lãnh đạo tại căn cứ này và mật khẩu wifi cũng thay đổi. Mặc dù đã đi bộ tới tận doanh trại để báo cáo sự việc và hỏi xin mật khẩu mới nhưng các binh lính tại đây đều từ chối thẳng thừng.

Một báo cáo nội bộ cho biết có bốn người thiệt mạng trong vụ đụng độ, sáu người bị thương - ba thổ dân Yanomami và ba binh sĩ. Lực lượng an ninh đã đến vài ngày sau khi vụ việc xảy ra.

Hai trong số những người lính bị bắt làm con tin và được thả chỉ sau vài ngày hòa giải. Sau đó họ được đưa đến một bệnh viện ở Puerto Ayacucho, thủ phủ của bang Amazonas.

Khu vực những thổ dân bị bắn chết


Theo báo cáo, cuộc đụng độ liên quan đến súng cũng như cung tên. Cảnh sát đã thu giữ một khẩu súng 9mm và ít nhất 70 viên đạn súng trường.


Cristina Burelli, một nhà nhân chủng học và là người sáng lập SOS Orinoco, một nhóm ủng hộ việc bảo tồn Amazon ở Venezuela, cho biết: “Đây là điều chưa từng có tiền lệ. "Đây là lần đầu tiên binh lính quay vũ khí của họ vào bộ tộc cổ đại này."


Người Yanomami, một trong những cộng đồng bản địa lớn nhất ở Nam Mỹ. Yanomami lần đầu tiên tiếp xúc lâu dài với người ngoài vào những năm 1940 khi chính phủ Brazil cử quân đội đến phân định biên giới với Venezuela.


Nguồn: Ny Post

Chia sẻ Facebook