Xem nhẹ khàn tiếng kéo dài, người phụ nữ "hối không kịp" khi biết mắc ung thư tuyến giáp
Dù đã xuất viện được nửa tháng, cô Vương vẫn chưa thể tin rằng mình bị ung thư tuyến giáp chỉ vì thói xấu thức khuya.
Cô Vương năm nay 35 tuổi, sống tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Khoảng 2 tháng trước, sau khi ngủ dậy cô phát hiện cổ họng mình hơi khó chịu và giọng khàn đi. Tuy nhiên, vốn là một người hoạt bát, thích nói chuyện với mọi người nên cô nghĩ chỉ là khàn giọng tạm thời do mình nói quá nhiều.
Hơn một tuần tình trạng này vẫn không biến mất nên cô Vương mua thuốc trị viêm họng cùng mấy viên kẹo ngậm. Tuy nhiên uống liên tục mấy ngày vẫn không thấy đỡ.
Ngày lại qua ngày, công việc bận rộn và cuộc sống nhiều màu sắc khiến cô quên đi chuyện này. Cho đến một hôm trong giờ ăn trưa, đồng nghiệp vô tình phát hiện cổ của cô có dấu hiệu sưng bất thường thì cô mới chợt nhớ ra mình bị khàn giọng hơn một tháng vẫn chưa khỏi. Ngay sáng hôm sau, cô xin nghỉ làm để tới Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em của Quận Lâm Bình (Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc) thăm khám.
Đến tận khi ngồi trước mặt bác sĩ Tai Mũi Họng, cô Vương vẫn nghĩ mình chỉ bị viêm họng thông thường. Tuy nhiên, ngay sau đó các bác sĩ đã chuyển cô sang Chuyên khoa Nội tiết vì nghi ngờ có khối u tuyến giáp.
Sau khi thực hiện một loạt các kiểm tra từ xạ hình tuyến giáp đến xét nghiệm máu và sinh thiết, bác sĩ nội tiết Khiêm Kiên kết luận cô Vương bị ung thư tuyến giáp. Bởi vì đây là khối u ác tính nên cần phẫu thuật để cắt bỏ. Để tránh để lại vết sẹo xấu xí trên cổ, cô lựa chọn phương pháp mổ nội soi với đường mổ ở nách. Ca mổ thành công tốt đẹp và cô Vương cũng hồi phục rất nhanh. Sau 5 ngày cô đã có thể xuất viện và theo dõi ngoại trú tại nhà.
Ung thư tuyến giáp đến từ những thói xấu quen thuộc của người trẻ
Khi kể lại quá trình phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp của mình, cô Vương cho biết, điều khiến cô bất ngờ nhất chính là nguyên nhân gây bệnh. Bởi vì cô còn trẻ, gia đình không có tiền sử mắc bệnh, lại thường xuyên tập thể dục và gần như không động tới rượu bia, không hút thuốc lá.
Trả lời vấn đề này, bác sĩ Khiêm Kiên giải thích, ung thư tuyến giáp có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khác nhau. Ông cho biết thêm, những năm gần đây, tỷ lệ mắc u tuyến giáp ác tính ngày càng tăng. Đặc biệt là căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa rất nhanh. Chủ yếu là là những thói quen xấu, lối sinh hoạt thiếu lành mạnh của người trẻ tuổi. Cô Vương cũng là một trong những trường hợp như vậy.
Hóa ra cô Vương có thói quen thức khuya đã nhiều năm qua. Lúc đầu, cô thức khuya vì công việc nhưng lâu dần hình thành thói quen xấu. Ngay cả khi không có việc gì bận rộn cô vẫn không thể đi ngủ sớm, nằm nghịch điện thoại hoặc ngồi máy tính đến 1, 2 giờ sáng.
Ngoài ra, điều tra bệnh sử cũng cho thấy cô thường xuyên phải tăng ca, công việc nhiều áp lực. Theo bác sĩ Khiêm, chính việc thức khuya, thiếu ngủ và làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài đã kết hợp lại và gây ung thư tuyến giáp cho cô Vương, Trong đó, thức khuya lâu ngày là nguyên nhân chủ đạo. Bởi vì thói xấu này làm suy giảm trí nhớ và gây rối loạn nội tiết, từ đó kích thích tuyến giáp dẫn đến hàng loạt bệnh lý tuyến giáp.
Sở dĩ như vậy là do ban đêm là thời điểm các cơ quan khác nhau trong cơ thể cần được nghỉ ngơi, nếu không nghỉ ngơi đầy đủ thì các cơ quan này sẽ không được phục hồi. Nếu tiếp tục hoạt động thức khuya sẽ tích tụ nhiều rác và chất thải trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người, tăng nguy cơ viêm nhiễm và ung thư. Trong đó phổ biến nhất là ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết…
Ông cho biết thêm, còn một số nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp khác bao gồm: di truyền, rối loạn miễn dịch, nhiễm phóng xạ, mắc bệnh lý về tuyến giáp hay do tuổi tác… Hay các yếu tố khác như thiếu i-ốt, rượu bia hoặc thuốc lá thường xuyên, thừa cân, béo phì… Đôi khi là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.
Bác sĩ Khiêm Kiên cũng nhắc nhở rằng triệu chứng ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng nên rất dễ bị hiểu lầm hay xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu phát hiện kịp thời thì sẽ có thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu bất thường như khàn giọng hay thay đổi giọng nói không rõ nguyên nhân, khó nuốt, sưng cổ, nổi u ở cổ, căng cứng cổ… thì tốt nhất là nên đi thăm khám ngay.
Nguồn và ảnh: Skypost, Sina, Health 2.0