Xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử - ICTNews

Chia sẻ Facebook
26/04/2022 14:55:57

Một chỉ tiêu trong dự án “Xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử” là 100% người dân, doanh nghiệp dùng dịch vụ Chính phủ số được hỗ trợ bảo vệ thông tin.

Bảo mật

Người dân, doanh nghiệp dùng dịch vụ Chính phủ số được hỗ trợ bảo vệ thông tin

Dự án “Xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử” đã được Bộ TT&TT phê duyệt, với mục tiêu nâng cao năng lực kỹ thuật cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Trung tâm NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin trong việc quản lý hoạt động giám sát an toàn thông tin trên toàn quốc.

Phát huy vai trò quản lý nhà nước về giám sát an toàn thông tin của Cục An toàn thông tin thông qua việc quản lý tổng thể và có báo cáo chính xác, khách quan về thực trạng an toàn thông tin trên không gian mạng Việt Nam.

Dự án cũng nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật của Cục An toàn thông tin và đơn vị chuyên trách trên cả nước, giám sát an toàn thông tin tổng thể và phát hiện, cảnh báo sớm nguy cơ mất an toàn thông tin, các mối đe dọa đối với hệ thống Chính phủ điện tử, hạ tầng số; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương bảo đảm an toàn thông tin với các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ/chính quyền điện tử.

Cùng với đó, cho phép các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm NCSC. Từ đó, hỗ trợ các cơ quan đang triển khai ứng dụng Chính phủ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp được giám sát và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng.

Qua việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa bộ, ngành, địa phương với Trung tâm NCSC, các đơn vị đang triển khai ứng dụng Chính phủ điện tử được giám sát và bảo vệ. (Ảnh minh họa)

Tại quyết định phê duyệt dự án, Bộ TT&TT cũng nêu rõ các chỉ tiêu cụ thể: 100% các dịch vụ công trực tuyến trên toàn quốc được giám sát đảm bảo an toàn, an ninh mạng; 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Chính phủ số được hỗ trợ, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức; 100% các cơ quan, các nhà mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Chính phủ số tham gia phối hợp điều hành an toàn, an ninh mạng, bảo đảm an toàn thông tin mạng.

100% các hệ thống cung cấp ứng dụng, dịch vụ số tại các cơ quan, các nhà mạng, các doanh nghiệp được kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của Cục An toàn thông tin phục vụ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng. Đồng thời, giảm thiểu 50% số cuộc tấn công vào các hệ thống Chính phủ điện tử.

Trước đó, hồi đầu năm nay, trên cơ sở đánh giá những hạn chế, đại diện lãnh đạo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã xác định 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sẽ được tập trung triển khai để bảo vệ người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức nhà nước.

Cụ thể, để bảo vệ các cơ quan, tổ chức nhà nước, Bộ TT&TT sẽ phát triển Hệ thống giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng tập trung, kết nối, phân tích dữ liệu, chia sẻ thông tin rủi ro an toàn thông tin với 100 SOC (Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng – PV) của bộ, ngành, địa phương. Hệ thống sẽ dự báo sớm nguy cơ rủi ro, giúp các bộ, ngành, địa phương ngăn chặn, xử lý kịp thời sự cố an toàn thông tin.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng phát triển nền tảng rà quét lỗ hổng bảo mật, cảnh báo sớm các ứng dụng Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương.

Đại diện Cục An toàn thông tin chỉ rõ, các cơ quan, tổ chức cần thực hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Hoạt động này đã được luật định. Và cần được triển khai toàn trình, qua tất cả các bước từ thiết kế, thử nghiệm, xây dựng, vận hành và hủy bỏ hệ thống.

Các cơ quan, tổ chức nhà nước cần diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng. Các cuộc diễn tập phải được chuẩn bị bài bản, sẵn sàng phương án bảo đảm hệ thống được an toàn và phối hợp với Cục An toàn thông tin để đánh giá hiệu quả, hỗ trợ ứng cứu sự cố.


“Để các bộ, ngành, địa phương nhận định được mức độ đáp ứng, sẵn sàng của mình trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin. Bộ TT&TT sẽ tiếp tục cải tiến và tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin” , đại diện Cục An toàn thông tin cho biết thêm.


Vân Anh

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Hàng loạt camera an ninh gia đình bị lộ, lý do không phải vì hacker mà do chính người dùng?icon0Hãy làm ngay điều này nếu bạn đang sử dụng camera an ninh trong gia đình của mình trước khi quá muộn.

Ngành Bảo hiểm xã hội tập dượt ứng phó với tấn công có chủ đích vào các hệ thống

icon 0

Chương trình diễn tập năm 2022 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về “Ứng phó tấn công có chủ đích và liên tục vào hệ thống thông tin ngành Bảo hiểm' được tổ chức theo 3 đợt tại miền Bắc, miền Trung-Tây Nguyên và miền Nam.

Thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng mật mã, an toàn thông tin vào chuyển đổi số tại Việt Nam

icon 0

Quy tụ nhiều chuyên gia uy tín trong và ngoài nước, hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin - CryptoIS 2022” sẽ được Học viện Kỹ thuật Mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức ngày 28/4.

Hết sức lưu ý: Nhiều hình thức lưu trữ tiền số đã không còn an toàn!icon0Bất kỳ hình thức lưu trữ tiền mã hoá nào hiện tại đều đã không còn an toàn, kể cả đối với ví lạnh.

Giải pháp hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên mạng với chi phí chưa đến 1.000 đồng/ngày

icon 0

Safe Mobile được xây dựng bởi đội ngũ người Việt theo đúng tinh thần “Make in Vietnam”. Ứng dụng được cung cấp qua nhà mạng với gói 1 năm chỉ 299.000 đồng, nghĩa là chưa đến 1.000 đồng/ngày để hỗ trợ phụ huynh bảo vệ con mình.

Kaspersky tiếp tục di dời dữ liệu từ Nga sang Thuỵ Sĩicon0Nhằm tạo niềm tin cho người dùng, hãng bảo mật Kaspersky tiếp tục di dời khối lượng dữ liệu từ Nga sang một đất nước trung lập.

Nguy cơ tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam từ lỗ hổng trong sản phẩm của WSO2

icon 0

Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và xác minh hệ thống thông tin dùng sản phẩm WSO2 có bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng bảo mật CVE-2022-29464.

Chuyên gia EU hỗ trợ đào tạo cho đội ngũ ứng cứu sự cố của Việt Nam

icon 0

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên minh châu Âu (EU), ngày 19/4, VNCERT/CC thuộc Cục An toàn thông tin tổ chức chương trình đào tạo về cách thức xây dựng, vận hành và đánh giá năng lực đội ứng cứu sự cố theo mô hình SIM3.

Giám sát 24/7 với các hệ thống thông tin quan trọng, nhạy cảm trong dịp lễ 30/4 và 1/5

icon 0

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Bộ TT&TT đề nghị các đơn vị tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng với các hệ thống quan trọng, nhạy cảm, trọng tâm là phân công lực lượng tại chỗ trực giám sát, ứng cứu và khắc phục sự cố 24/7.

Cảnh báo: Người dùng Apple cần xóa gấp ứng dụng này kẻo mất tiền oan

icon 0

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn hãy nhanh chóng gỡ những ứng dụng này khỏi thiết bị của mình nếu bạn hoặc người thân đã vô tình tải về trước đó.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook