WHO khuyến cáo không dùng chất tạo ngọt nhân tạo để giảm cân

Chia sẻ Facebook
17/05/2023 09:27:44

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa phát hành hướng dẫn sức khỏe mới về chất làm ngọt không đường (non-sugar sweeteners, NSS), khuyến cáo không sử dụng chất làm ngọt không đường để kiểm soát cân nặng hoặc giảm nguy cơ mắc các bệnh không truyền nhiễm (noncommunicable disease, NCD).

WHO công bố hướng dẫn mới về chất làm ngọt không đường


Ngày 15/5, trang web chính thức của WHO đã công bố hướng dẫn sức khỏe mới về chất làm ngọt không đường. Hướng dẫn này dựa trên kết quả khảo sát có hệ thống của WHO về các bằng chứng hiện có về chất tạo ngọt không đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thay thế đường bằng chất làm ngọt không đường ở người không mang lại bất kỳ lợi ích lâu dài nào về việc giảm mỡ cơ thể ở người lớn hoặc trẻ em. Hơn nữa, việc sử dụng chất làm ngọt không đường trong thời gian dài có thể tiềm ẩn những tác động xấu đối với con người, chẳng hạn như tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và tử vong ở người lớn.

“Về lâu dài mà xét, việc thay thế đường tự do (đường carbohydrate được thêm vào thực phẩm và đồ uống tại một thời điểm nào đó trước khi tiêu thụ) bằng chất làm ngọt không đường, sẽ không có lợi cho kiểm soát cân nặng. Mọi người cần cân nhắc các cách khác để giảm lượng đường tự do nạp vào cơ thể, chẳng hạn như ăn thực phẩm có chứa đường tự nhiên, bao gồm cả trái cây, hoặc thực phẩm và đồ uống không thêm đường. Chất làm ngọt không đường không phải là yếu tố thiết yếu trong chế độ ăn uống, cũng không có giá trị dinh dưỡng. Mọi người nên bắt đầu giảm độ ngọt ngay từ khi còn nhỏ trong chế độ ăn uống của mình để cải thiện sức khỏe.”

Ông Branca cho biết:

“Mục đích của hướng dẫn sức khỏe này không phải là đánh giá mức độ an toàn của việc ăn uống. Hướng dẫn muốn nói rằng nếu bạn muốn giảm cân, kiểm soát cân nặng hoặc nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, tiếc là khoa học không thể chứng minh điều đó (sử dụng chất tạo ngọt không đường), có thể không đạt được hiệu quả tích cực về phương diện sức khỏe mà một số người theo đuổi.”


Hướng dẫn sức khỏe mới của WHO về chất làm ngọt không đường áp dụng cho tất cả mọi người trừ bệnh nhân tiểu đường, bao gồm tất cả các chất làm ngọt phi dinh dưỡng tổng hợp và tự nhiên, hoặc biến tính, v.v., những chất làm ngọt này không được phân loại là đường trong thực phẩm chế biến và đồ uống, chúng cũng không được bán riêng lẻ để thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống mà người tiêu dùng tiêu thụ. Các chất làm ngọt không đường phổ biến bao gồm acesulfame K, aspartame, advantame, cyclamates, neotame, saccharin, sucralose, stevia và stevia derivatives.


Ngoài ra, các hướng dẫn sức khỏe mới về chất làm ngọt không đường không áp dụng cho các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân có chứa chất làm ngọt không đường, chẳng hạn như kem đánh răng, kem bôi da và thuốc, hoặc đường và rượu đường có hàm lượng calo thấp. Chúng là đường hoặc dẫn xuất đường có calo, vì vậy chúng không được đưa vào hướng dẫn sức khỏe mới về chất làm ngọt không đường.


Hướng dẫn sức khỏe mới của WHO đối với chất làm ngọt không đường nhằm thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời, cải thiện chất lượng chế độ ăn uống và giảm nguy cơ mắc các bệnh không truyền nhiễm trên toàn cầu.

Science Media Centre

“Hướng dẫn sức khỏe mới [về chất tạo ngọt không đường của WHO] dựa trên tài liệu khoa học mới nhất để có được kết quả đánh giá toàn diện, nhấn mạnh rằng việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo không phải là cách tốt để giảm cân bằng cách giảm lượng calo trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, hướng dẫn này không nên được hiểu là không có liên quan đến lượng đường và kiểm soát cân nặng.”

Ông Johnson cho biết:

“Giải pháp thay thế cho chất làm ngọt nhân tạo là giảm tiêu thụ các sản phẩm sản xuất có chứa đường tự do, chẳng hạn như đồ uống có đường có thể được làm ngọt bằng trái cây chưa qua chế biến hoặc chế biến nhẹ. Về lâu dài, có lẽ hãy cố gắng giảm sự phụ thuộc và nhu cầu của bạn vào vị ngọt.”

Về chất tạo ngọt


Chất làm ngọt là chỉ các chất phụ gia thực phẩm làm cho thực phẩm hoặc thức ăn có vị ngọt, cải thiện chất lượng thực phẩm và đáp ứng nhu cầu thực phẩm của mọi người. Chất thay thế đường tuy có vị ngọt nhưng lại cực kỳ ít calo so với đường ăn hoặc cơ thể con người không thể chuyển hóa được, thường được bổ sung vào thực phẩm cần giảm calo thay cho đường.


Thiên Thanh, Vision Times

Trên da xuất hiện triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường Mảng sẫm màu ở sau gáy hoặc khuỷu tay có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh tiểu đường.

Chia sẻ Facebook