Vùng kinh tế vừa có số lượng sân bay vừa có số lượng cảng biển nhiều nhất cả nước
Theo Bộ Giao thông Vận tải, Việt Nam hiện có 22 sân bay (10 sân bay quốc tế và 12 sân bay nội địa), 34 cảng biển (2 cảng loại đặc biệt, 11 cảng loại 1, 7 cảng loại 2 và 14 cảng loại 3) đang hoạt động. Trong đó, một vùng kinh tế vừa có số lượng sân bay vừa có số lượng cảng biển nhiều nhất cả nước.
Số lượng sân bay
Theo Cục Hàng không Việt Nam, cả nước có 22 sân bay dân dụng, gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Xét trong phạm vi các vùng kinh tế, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện có số sân bay nhiều nhất cả nước. Cụ thể, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 4 sân bay quốc tế và 5 sân bay nội địa.
4 sân bay quốc tế tại Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nằm ở các tỉnh, thành: Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Cùng với đó, 5 sân bay nội địa tại Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nằm ở các tỉnh, thành: Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên và Nghệ An.
Trên thực tế, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 9 tỉnh, thành có sân bay trong tổng số 14 tỉnh, thành. Như vậy, 64% trong tổng số tỉnh, thành tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sân bay.
Sau Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số sân bay đứng thứ 2 trong các vùng kinh tế. Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 4 sân bay, trong đó có 2 sân bay quốc tế và 2 sân bay nội địa.
2 sân bay quốc tế tại Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở Cần Thơ và Kiên Giang. Cùng với đó, 2 sân bay nội địa tại Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở Cà Mau và Kiên Giang. Theo đó, Kiên Giang đang là tỉnh duy nhất cả nước có 2 sân bay.
Đồng bằng sông Cửu Long có 4 tỉnh, thành có sân bay trong tổng số 13 tỉnh, thành. Theo đó, hơn 30% tỉnh, thành tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sân bay.
Đồng bằng sông Hồng có số sân bay xếp thứ 3 trong các vùng kinh tế. Cụ thể, Đồng bằng sông Hồng có 3 sân bay quốc tế nằm ở Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng. Đồng bằng sông Hồng có 3 tỉnh, thành có sân bay trong tổng số 11 tỉnh, thành. Như vậy, hơn 27% tỉnh, thành tại Đồng bằng sông Hồng có sân bay.
Bên cạnh Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên cũng có 3 sân bay và 3 sân bay này đều là sân bay nội địa. Cụ thể, 3 sân bay nội địa tại Tây Nguyên nằm ở Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai. Tây Nguyên hiện có tổng 5 tỉnh, thành. Theo đó, 60% tỉnh, thành tại Tây Nguyên có sân bay.
2 vùng kinh tế còn lại Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc có số sân bay lần lượt là 2 và 1.
Số lượng cảng biển
Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục 34 cảng biển tại Việt Nam, trong 34 cảng biển có 2 cảng biển loại đặc biệt, 11 cảng biển loại 1, 7 cảng biển loại 2 và 14 cảng biển loại 3. Trong đó, 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.
Xét trong phạm vi các vùng kinh tế, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện có số cảng biển nhiều nhất cả nước. Cụ thể, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 14 cảng biển. Theo đó, tất cả các tỉnh, thành tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đều có cảng biển.
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện là vùng có vừa có số lượng sân bay vừa có số lượng cảng biển nhiều nhất cả nước.
Sau Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số cảng biển đứng thứ 2 trong các vùng kinh tế. Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 12 cảng biển. Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tổng số 13 tỉnh, thành. Như vậy, gần như hầu hết các tỉnh, thành tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long có cảng biển.
Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có 4 cảng biển. 4 cảng biển tại Đồng bằng sông Hồng nằm ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định và Thái Bình.
Cùng với đó, 4 cảng biển tại Đông Nam Bộ nằm tại Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Trong đó, cảng biển lớn nhất cả nước là cảng Sài Gòn nằm tại TP. HCM thuộc vùng Đông Nam Bộ.