Vụ Thái Văn Đường: Thêm bằng chứng và ý kiến về vụ nghi vấn 'bị bắt cóc tại Thái Lan'. - BBC News Tiếng Việt

Chia sẻ Facebook
26/04/2023 20:21:02

Vụ Thái Văn Đường 'bị bắt cóc' ở Thái Lan hiện đang được các giới vận động nhân quyền yêu cầu nhà chức trách Thái Lan tìm hiểu.

Vụ Đường Văn Thái hiện ra sao sau nghi vấn 'bị bắt cóc' ở Thái Lan?

Nguồn hình ảnh, Thái Văn ĐườngChụp lại hình ảnh, YouTuber Đường Văn Thái

Tác giả, Bùi Thư Vai trò, BBC News Tiếng Việt 48 phút trước

BBC News Tiếng Việt đã tiếp cận đượcmột số đoạn băng ghi hình cho thấy những hình ảnh và âm thanh mà bạn bè cho là 'cuối cùng' trước khi mất tích của blogger Đường Văn Thái (được biết đến trên mạng là Thái Văn Đường) ở Vương quốc Thái Lan.

Một nhóm người Việt thân thiết với ông Đường Văn Thái đã lần theo các địa điểm cuối cùng của ông để tìm thêm thông tin. Theo đó, nhóm này phát hiện một đoạn video từ camera an ninh quay con đường mà ông Thái được cho là biến mất vào hôm 13/4. Đoạn video dài gần 5 phút, vào lúc 18:07 có tiếng hét thất thanh của một người kéo dài khoảng một phút.

Bỏ ra năm ngày để tìm dấu vết và xin giấy phép chiết xuất camera an ninh từ cảnh sát Thái, ông Đoàn Huy Chương - một trong những người thuộc nhóm điều tra - cho rằng tiếng kêu la này là thuộc về ông Thái.

"Chúng tôi xác định đó là tiếng la của anh Thái vì camera ghi lại hình ảnh anh Thái xuất hiện lần cuối vào lúc 18:03 tới khi tiếng la cất lên lúc 18:07 là một đoạn đường rất gần nhau. Và trong video mà có tiếng la này, chúng tôi không thấy xe anh Thái đi ngang qua nữa dù đó là con đường để anh về nhà," ông Chương phân tích.

Trong một diễn biến khác, các video trên kênh Youtube Thái Văn Đường với 119.000 người đăng ký đã biến mất.

Những hình ảnh cuối cùng trước khi 'mất tích'

Theo các video mà BBC xem được, người được cho là ông Đường Văn Thái sau khi rời khỏi nhà trên chiếc xe máy thì rẽ trái ra khỏi hẻm nhà và đi một đoạn ngược chiều, đến quán cà phê trong khuôn viên trường Đại học Công nghệ Rajamangala Thanyaburi. Nơi này chỉ cách nhà ông Thái tầm hai cây số.

Từ camera an ninh của quán cà phê, người ta có thể thấy ông Thái đặt hai ly nước. Sau đó, ông Thái được cho là gặp một người bạn ở công viên và thực hiện livestream.

Nhóm của ông Chương cũng xin được hai đoạn video từ camera an ninh ở gần Đại học công nghệ này và tìm thấy hình ảnh của ông Thái. Cụ thể, hai video quay lại cảnh ông Thái rời khỏi khuôn viên trường (khoảng 17:47) thì dường như có bốn người, đi trên hai chiếc xe máy theo sau ông Thái.

CCTV


Nguồn hình ảnh, CCTV

Chụp lại hình ảnh,

Ông Đường Văn Thái sau khi rời khỏi nhà trên chiếc xe máy trong áo thun, quần cọc thì đã rẽ trái ra khỏi hẻm nhà và đi một đoạn ngược chiều

CCTV


Nguồn hình ảnh, CCTV

Chụp lại hình ảnh,

Từ camera an ninh của quán cà phê, ông Thái đặt hai ly nước

CCTV


Nguồn hình ảnh, CCTV

Trên con đường mà ông Thái được cho là "biến mất", nhiều camera an ninh bị hư hỏng, chỉ còn một chiếc còn hoạt động nhưng ống kính bị chĩa xuống dưới. Lúc này là khoảng 18:03 và camera ghi được hình ông Thái đi ngang qua.

"Chúng tôi xin được cảnh sát trích xuất camera ở con đường khác ghi hình các xe ra khỏi từ con đường mà thấy anh Thái lần cuối, thì không thấy anh chạy xe ra. Chúng tôi mới có cơ sở nghi ngờ anh Thái bị mất tích trên con đường Chumchon Lamphu và chúng tôi quay lại hỏi dò thêm," ông Chương nói với BBC.

Theo lời ông Chương, nhóm ông gặp được một nhân chứng. Người này nói chiều hôm 13/4, khoảng hơn 18 giờ thì có vụ bắt người.

Nguồn tin này nói có hai chiếc xe bán tải đậu sẵn hiệu Mitsubishi màu trắng. Người dân nói họ không thấy rõ mặt nhưng có nghe được tiếng la rất lớn và họ chỉ cho nhóm của ông Chương tới nơi diễn ra vụ việc. Nhờ vậy, nhóm ông mới tìm được video ghi được tiếng la thất thanh mà ông Chương cho rằng thuộc về ông Thái.

Người dân khác nói thấy một người đàn ông bị bắt bỏ lên xe rồi nhóm bắt người đó đem luôn chiếc xe máy lên chiếc xe bán tải. Họ nói người nam mà hét đó bị rớt lại chiếc dép thì có người trong nhóm đó nhảy xuống lượm theo luôn, không để sót lại cái gì


Vụ việc đang ở đâu?

Với những bằng chứng có được, nhóm thân hữu của ông Thái đã báo án với cảnh sát Thanyaburi và nhờ những tổ chức quốc tế về nhân quyền như Human Rights Watch vào cuộc.

Tờ Bangkok Post nói Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã liên lạc với nhà chức trách Việt Nam để hỏi về Đường Văn Thái nhưng không nhận được phản hồi.

Ông Phil Robertson cho BBC biết rằng đơn khiếu nại về người mất tích đã được gửi tới đồn cảnh sát quận Thayanaburi, tỉnh Pathum Thani - nơi xảy ra vụ bắt cóc.

Là người trực tiếp đến hiện trường vụ án, ông Phil nói với BBC "rõ ràng người dân đã trông thấy có vụ việc gì đó xảy ra" và đã nghe được tiếng thét mà camera an ninh ghi hình lại đúng vào thời điểm mà mọi người suy đoán ông Thái bị "bắt cóc". Ông cũng nghe được từ người dân ở khu vực đó tình tiết về hai chiếc xe bán tải màu trắng được cho là bắt ông Thái đi.

CCTV


Nguồn hình ảnh, CCTV

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh ông Đường Văn Thái mặc áo thun màu đỏ bầm, quần cụt đi xe máy trước khi mất tích vào hôm 13/4

Ông Đường Văn Thái được bạn bè và thân nhân báo mất tích từ hôm 14/4. Sau đó hai ngày, báo chí Việt Nam đưa tin có một người cùng tên, không giấy tờ tùy thân đã bị công an Hà Tĩnh giam giữ vì xâm nhập trái phép vào Việt Nam.

Hiện tại, sau hai tuần vụ mất tích diễn ra, Công an Hà Tĩnh không xác nhận "đối tượng" Đường Văn Thái vừa bị bắt giữ trên có phải là Đường Văn Thái bị xem là "con rối lưu vong chống phá đất nước", theo cách gọi của báo Công an Nhân dân nói về ông Đường Văn Thái, người vốn tị nạn ở Thái Lan.

Tuy nhiên, chuyện báo chí Việt Nam phải để ý đến vụ một người bị giam giữ để điều tra vì "xâm nhập trái phép vào Việt Nam" và nêu họ tên rõ ràng cho thấy nhiều khả năng đây là người bị báo cáo mất tích ở Thái Lan trong ngày 14/04.

Trong số năm người bạn của ông Đường Văn Thái mà BBC nói chuyện, ai cũng khẳng định chưa bao giờ ông Thái chia sẻ với họ về dự định hay nguyện vọng trở về Việt Nam. Ông Thái đã phải tị nạn ở Thái Lan vì sự an nguy của bản thân nên chuyện "tự nguyện" hay "nhập cảnh trái phép" về Việt Nam là điều mà bạn bè ông cho là "quá vô lý".

CCTV


Nguồn hình ảnh, CCTV

Chụp lại hình ảnh,

Con đường Chumchon Lamphu được cho là nơi xảy ra vụ bắt cóc với tiếng hét thất thanh vào lúc 18:07:10 ngày 13/4

Kêu gọi cảnh sát Thái Lan vào cuộc

Một nguồn tin giấu tên cho BBC hay cảnh sát Thái Lan nói họ không nhận được bất kỳ lời yêu cầu chính thức nào từ Việt Nam trong vụ bắt giữ ông Đường Văn Thái.

Nguồn tin ẩn danh khác từ phía cảnh sát nói với ban BBC News Tiếng Thái rằng, họ hầu như không biết và không dính líu đến có vụ bắt cóc người tị nạn Việt Nam tên Đường Văn Thái.

Chúng tôi cũng không biết cục cảnh sát nào đang thụ lý vụ việc. Phó cảnh sát trưởng Thái Lan đang rà soát lại các sở cảnh sát nhưng vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng bên nào đang phụ trách điều tra vụ việc,

Khi khảo sát hiện trường, ông Phil Robertson và một số nhóm điều tra độc lập không thể tiếp cận các camera an ninh của người dân, dù đã có giấy phép từ cảnh sát.

"Chúng tôi đã trình bày đầu đuôi và xin phép họ cho xem CCTV nhưng đương nhiên họ không có nghĩa vụ cung cấp, vì nhiều lý do. Nhưng nếu cảnh sát đến và yêu cầu họ trích xuất camera thì họ đương nhiên phải hợp tác và cảnh sát Thái Lan nên vào cuộc."

Nhưng Đại diện tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng bày tỏ quan ngại liệu cảnh sát Thái Lan có tiến hành điều tra hay không vì ông Đường Văn Thái không phải là công dân nước họ và dường như "không nằm trong sự quan tâm của họ".

Các tổ chức quốc tế và dư luận cần chú ý và theo dõi sát sao vụ việc để khiến cho chính phủ Thái Lan có trách nhiệm "xem trọng vụ án" và nhìn nhận vụ bắt cóc là hành động "nguy hiểm". Và họ phải bắt Việt Nam chịu trách nhiệm giải trình nếu phát hiện Việt Nam đứng sau vụ bắt cóc này

Ông Phil Robertson tiếp tục thúc giục giới chức Thái Lan tiến hành tra vụ việc vì đã có một người được cấp quy chế tị nạn biến mất giữa thanh thiên bạch nhật. Đồng thời, việc cho phép hay nhắm mắt làm ngơ trước hành động bất hợp pháp của các đặc vụ nước ngoài trên lãnh thổ Thái Lan sẽ gây "đe dọa nghiêm trọng" tới cộng đồng người tị nạn đang tìm kiếm an toàn ở nước này.

Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) hôm 20/4 nêu quan ngại và lên án về vụ việc mà tổ chức này gọi là “bắt cóc” và giam giữ ông Đường Văn Thái.

IFJ cho biết: “Vụ bắt cóc Đường Văn Thái cho thấy mối nguy hiểm đáng kể mà các nhà báo Việt Nam phải đối mặt và tạo tiền lệ nghiêm trọng cho sự an toàn của những người làm truyền thông ở nước ngoài..."

"IFJ lên án việc bắt cóc và giam giữ ông Thái, đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam đảm bảo trả tự do ngay lập tức và cho phép ông ta trở về Thái Lan.”


Ủy ban Bảo vệ Ký giả ( CPJ ) hôm 18/4 cũng đã kêu gọi giới chức Việt Nam trả tự do cho nhà báo độc lập Đường Văn Thái cũng như ngừng sách nhiễu và bắt bớ những người làm báo sống lưu vong.

“Các giới chức Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Đường Văn Thái và công bố các thông tin chi tiết về việc bắt giữ ông,” ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á nói hôm 18/4 trong một tuyên bố của tổ chức chuyên cổ vũ cho tự do báo chí trên toàn cầu trong 40 năm qua.

“Chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Đường Văn Thái và công bố chi tiết chính xác về việc giam giữ ông,” Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á cho biết.

Đồng thời, ông Crispin cũng kêu gọi giới chức Thái Lan nên điều tra kỹ lưỡng và minh bạch về hoàn cảnh biến mất của ông Thái ở Bangkok, và "đảm bảo rằng các nhà báo không rơi vào tầm ngắm vì việc họ làm".

Đoàn Huy Chương


Nguồn hình ảnh, Đoàn Huy Chương

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh nơi ông Đường Văn Thái cư ngụ tại Thái Lan vào ngày 17/4: cửa nhà vẫn đóng kín


Bị cho là "chống phá"

Báo Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân… có nhiều bài viết từ năm 2021 gọi Đường Văn Thái là "con rối lưu vong chống phá đất nước" và ông bị quy cho có nhiều bài viết, phát ngôn thổi phồng, xuyên tạc chống phá Đảng CS và nhà nước cũng như bôi nhọ quan chức.

Ông Đường Văn Thái lánh sang Thái Lan tị nạn từ năm 2019 đã được Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế tị nạn vào tháng 7/2020.

ụ Trương Duy Nhất và nạn bắt cóc nhà hoạt động ở Đông Nam Á

Điều này khác với trường hợp ông Trương Duy Nhất, người trước đó cũng "mất tích" ở Thái Lan vào tháng 1/2019, khi ông chỉ vừa đăng ký xin quy chế tị nạn chứ chưa được UNHCR cấp quy chế.

Chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ việc ông Trương Duy Nhất bị bắt cóc ở Thái Lan nhưng các luật sư bào chữa cho ông Nhất cho BBC hay rằng, ông nói mình bị hai cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt ở Bangkok. Sau đó, họ giao ông cho một nhóm, nhiều khả năng là cảnh sát mật vụ Việt Nam.

Ông Nhất sau đó bị kết án 10 năm tù với cáo buộc "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điều 356 Bộ luật Hình sự.

Trong bài viết gửi cho BBC, David Hutt, nhà nghiên cứu từ Central European Institute of Asian Studies (CEIAS) nhận định vụ ông Đường Văn Thái bị bắt cóc ở Thái Lan vào ngày 13/04 và bị cưỡng ép đưa về Việt Nam có liên quan đến quan hệ với Hoa Kỳ. Vì đó là thời điểm trước ngày Ngoại trưởng Antony Blinken tới HN, ca ngợi bang giao Mỹ-Việt là "trong những mối quan hệ năng động nhất và quan trọng nhất mà chúng ta đã từng có".

Hồi 2017, các báo châu Âu cho biết có một công dân Việt Nam là ông Trịnh Xuân Thanh, người đã có quy chế tỵ nạn tại Đức bị an ninh Việt Nam "bắt cóc" ở Berlin đưa về Việt Nam qua ngả Slovakia và Nga. Phía VN thì nói ông Thanh tự về Hà Nội và ra trình diện.

Các phiên toà sau đó ở Berlin đã nêu tên các quan chức cao cấp ngành công an Việt Nam trong vụ án và công bố rõ vô số bằng chứng nghiệp vụ họ để lại ở châu Âu.

Tuy thế, sau khi vài quan chức an ninh cấp thấp bị yêu cầu rời ĐSQ VN về nước, quan hệ Đức-Việt sau đó đã tiến triển, tập trung vào các lợi ích kinh tế, và các lãnh đạo cao nhất của Đức đều lần lượt thăm VN.

Theo ông David Hutt sẽ chẳng có ai ở Mỹ dám hỏi về các quan chức công an vì Bộ này là một trụ cột của hệ thống chính trị VN.

Quan điểm chínhh thống ở VN cho rằng "nhiều năm qua, các thế lực thù địch, phản động không ngừng dùng mọi âm mưu, thủ đoạn, với những hình thức khác nhau để tấn công vào nền tảng tư tưởng của Ðảng, chống phá chủ trương, chính sách, đường lối và pháp luật của Ðảng và Nhà nước".


Đài báo của Nhà nước thường xuyên cảnh báo người dân, thanh thiếu niên "không được lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá chế độ".

Chia sẻ Facebook