Vụ kiện ChatGPT tội phỉ báng: Ai phải chịu tội thay robot?
Đầu tháng này, một người dẫn chương trình trò chuyện ở Mỹ đã đệ đơn kiện chatbot ChatGPT của Open AI tuyên bố ông biển thủ công quỹ.
Đầu tháng này, một người dẫn chương trình trò chuyện ở Mỹ đã đệ đơn khiếu nại lên tòa án liên bang, cho biết chatbot ChatGPT của Open AI tuyên bố ông biển thủ công quỹ, làm tổn hại nghiêm trọng danh dự ông. Đây là lần đầu tiên một cơ quan thực thi pháp luật Mỹ gặp vụ kiện của con người đối với máy móc.
Theo Washington Times, phóng viên về súng Fredy Riehl tháng trước đã hỏi ChatGPT về bản tóm tắt của Quỹ Tu chính án thứ 2 ( SAF ) kiện Robert Ferguson. Thật bất ngờ, ChatGPT trả lời rằng vụ án có liên quan đến người dẫn chương trình phát thanh vũ trang Mark Walters bang Georgia. Sau khi đưa ra một số “bằng chứng cứng rắn” , ChatGPT cho hay Walters đã biển thủ quỹ của SAF, tham gia vào việc thao túng hồ sơ tài chính.
Tuy nhiên ông Walters khẳng định bản thân không liên quan. Trong khi đó, người sáng lập SAF là Alan Gottlieb cũng phủ nhận bài viết từ ChatGPT tạo ra. Trong một email gửi tới giới truyền thông, ông nói rõ rằng “toàn bộ bài báo là nhảm nhí” vì Walters chưa bao giờ làm việc cho quỹ SAF.
Ông Walters đã viết trong đơn kiện gửi lên Tòa Thượng thẩm Quận Gwinnett (cấp bang) vào ngày 5/6 rằng, ChatGPT đã tạo ra “ảo giác” (Hallucination) và bịa đặt một loạt thông tin sai lệch ( xem thêm tại đây ) . Việc phổ biến thông tin ác ý bằng bản in, chữ viết, hình ảnh hoặc biển báo, sẽ khiến ông bị công chúng căm ghét, khinh miệt hoặc chế giễu, gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của ông, vì vậy yêu cầu một phiên tòa xét xử và đánh giá thiệt hại gây ra cho ông.
Luật sư John Monroe của ông Walters nói rằng đây sẽ là vụ kiện phỉ báng đầu tiên chống lại một công cụ AI ở Mỹ, nhưng vấn đề sẽ không khác biệt thủ tục truy tố công khai thông thường của vụ án hình sự về tội phỉ báng, vì “vu khống là vu khống!”
Tuy nhiên, một số học giả pháp lý vẫn còn chia rẽ về việc liệu robot có nên bị truy tố vì tội phỉ báng hay phải chịu trách nhiệm nhất định hay không, vì dù sao đó cũng chỉ là cái máy mà không phải con người.
Cho đến nay, vẫn chưa có phản hồi từ cơ quan OpenAI.
Đã có tiền lệ
Thực tế 2 tháng trước cũng đã có vụ cáo buộc ChatGPT tội phỉ báng, đó là từ Thị trưởng Brian Hood của Hepburn ở Melbourne, Úc.
Theo Reuters, ChatGPT đã nhầm Hood là kẻ phạm tội khi thông báo cho công chúng về một vụ hối lộ ở nước ngoài năm 2011 liên quan đến một công ty con của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), nói rằng ông đã bị bỏ tù vì tội hối lộ. Điều khiến Hood băn khoăn nhất là “một số đoạn hoàn toàn chính xác, bao gồm các con số, tên, ngày tháng, địa điểm…”.
“Tôi chưa bao giờ bị buộc tội”, ông Hood nói, nhưng tin tức đã làm hoen ố danh tiếng của ông với tư cách là một quan chức chính phủ. Vào ngày 21/3 ông đã gửi một lá thư tới OpenAl yêu cầu trong vòng 28 ngày phải sửa thông tin sai lệch. Đây được coi là vụ kiện phỉ báng đầu tiên trên thế giới chống lại ChatGPT.
Về vấn đề này, giáo sư Catherine Sharkey tại Trường Luật Đại học New York tin rằng “đây hoàn toàn là lãnh vực chưa được khám phá” , việc những vụ việc như vậy tiếp tục xuất hiện chỉ là vấn đề thời gian. Vấn đề đặt ra câu hỏi phức tạp cho chúng ta: Cuối cùng ai chịu trách nhiệm về thông tin sai lệch của AI?
Trình Phàm, Vision Times
Gia đình tay đua công thức 1 kiện tạp chí Đức vì dùng AI "bịa đặt" bài phỏng vấn
Tạp chí tuần Die Aktuelle của Đức đã xuất bản một bài phỏng vấn không có thật với tay đua Công thức 1 Michael Schumacher ngay trên trang nhất.