Vớt dưa hấu trong lũ

Chia sẻ Facebook
02/04/2022 07:50:57

Quảng NamNước lũ nhấn chìm những ruộng dưa hấu vùng thấp trũng ven sông Vu Gia, huyện Đại Lộc, khiến nông dân phải lội nước thu hoạch sớm.

Hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh gây mưa trái mùa cho miền Trung, trong đó có Quảng Nam. Từ trưa 31/3 đến sáng 1/4, mưa lớn khiến nước thượng nguồn đổ về sông Vu Gia. Hàng chục ha hoa màu của người dân trồng dọc bờ sông bị ngập úng, trong đó có nhiều diện tích dưa hấu chuẩn bị đến kỳ thu hoạch. Tại huyện Đại Lộc, thiệt hại nặng nề nhất là xã Đại Hồng, Đại Lãnh. Nước từ sông Vu Gia tràn lên khiến những quả dưa hấu nổi lềnh bềnh.

Hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh gây mưa trái mùa cho miền Trung, trong đó có Quảng Nam. Từ trưa 31/3 đến sáng 1/4, mưa lớn khiến nước thượng nguồn đổ về sông Vu Gia. Hàng chục ha hoa màu của người dân trồng dọc bờ sông bị ngập úng, trong đó có nhiều diện tích dưa hấu chuẩn bị đến kỳ thu hoạch.

Tại huyện Đại Lộc, thiệt hại nặng nề nhất là xã Đại Hồng, Đại Lãnh. Nước từ sông Vu Gia tràn lên khiến những quả dưa hấu nổi lềnh bềnh.

Sau một đêm, ruộng dưa của bà Võ Thị Êm, xã Đại Lãnh, chìm trong nước lũ. Bà phải dầm mình vớt từng trái. Sau một đêm, ruộng dưa của bà Võ Thị Êm, xã Đại Lãnh, chìm trong nước lũ. Bà phải dầm mình vớt từng trái.

Ngoài diện tích ngập nước, ruộng dưa của bà Êm bị cát bồi lấp, phải dùng tay bới thu hoạch. Bà Êm trồng 12 sào dưa (500 m2/sào), trong đó 6 sào bị ngập. Gia đình phải huy động gần 10 người để thu hoạch. "Từ tháng 12 năm ngoái, tôi đầu tư 40 triệu đồng giống, phân bón và chăm sóc, dự kiến thu hoạch 12 tấn. Khoảng 5 ngày nữa thì thu hoạch, nhưng mưa bất thường trút xuống hư hỏng mất 6 tấn", bà nói.

Ngoài diện tích ngập nước, ruộng dưa của bà Êm bị cát bồi lấp, phải dùng tay bới thu hoạch. Bà Êm trồng 12 sào dưa (500 m2/sào), trong đó 6 sào bị ngập. Gia đình phải huy động gần 10 người để thu hoạch.

"Từ tháng 12 năm ngoái, tôi đầu tư 40 triệu đồng giống, phân bón và chăm sóc, dự kiến thu hoạch 12 tấn. Khoảng 5 ngày nữa thì thu hoạch, nhưng mưa bất thường trút xuống hư hỏng mất 6 tấn", bà nói.

Gặp mưa, quả dưa nứt vỡ, thối hỏng. Bình thường phải đến tháng 10-11 miền Trung mới mưa to, lũ lên cao, đợt mưa này được đánh giá hiếm gặp. Từ ngày 28/3, cơ quan khí tượng đã cảnh báo mưa to, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương chủ động phòng tránh.

Gặp mưa, quả dưa nứt vỡ, thối hỏng.

Bình thường phải đến tháng 10-11 miền Trung mới mưa to, lũ lên cao, đợt mưa này được đánh giá hiếm gặp. Từ ngày 28/3, cơ quan khí tượng đã cảnh báo mưa to, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương chủ động phòng tránh.

Tương tự, ông Nguyễn Xu Bảy, trú xã Đại Lãnh, trồng 10 sào dưa hấu ven sông Vu Gia và bị ngập hơn nửa. "Vụ dưa hấu này tôi trắng tay", ông nói và cho biết đã đầu tư hơn 20 triệu đồng giống, phân bón, chưa tính công chăm sóc.

Tương tự, ông Nguyễn Xu Bảy, trú xã Đại Lãnh, trồng 10 sào dưa hấu ven sông Vu Gia và bị ngập hơn nửa. "Vụ dưa hấu này tôi trắng tay", ông nói và cho biết đã đầu tư hơn 20 triệu đồng giống, phân bón, chưa tính công chăm sóc.

Số dưa lành lặn được đưa lên xe đẩy, chở về bãi tập kết. Theo ông Bảy, hàng năm dưa hấu được thương lái thu mua xuất qua Trung Quốc, song đợt này ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không xuất được. Giá bán 2.000 đồng/kg cũng không có người mua.

Số dưa lành lặn được đưa lên xe đẩy, chở về bãi tập kết. Theo ông Bảy, hàng năm dưa hấu được thương lái thu mua xuất qua Trung Quốc, song đợt này ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không xuất được. Giá bán 2.000 đồng/kg cũng không có người mua.

Nông dân thuê máy cày chở dưa về nhà, chờ tạnh mưa mang đi bán lẻ.

Cách huyện Đại Lộc 70 km về phía nam Quảng Nam, huyện Phú Ninh là vựa dưa hấu lớn nhất tỉnh và cũng bị ảnh hưởng do mưa lớn. Ông Phạm Văn Minh, trú xã Tam Phước, cho biết trồng 3 sào dưa hấu được 50 ngày, chỉ còn 25 ngày nữa thu hoạch. Đợt mưa trái mùa gây ngập hết 3 sào.

Cách huyện Đại Lộc 70 km về phía nam Quảng Nam, huyện Phú Ninh là vựa dưa hấu lớn nhất tỉnh và cũng bị ảnh hưởng do mưa lớn. Ông Phạm Văn Minh, trú xã Tam Phước, cho biết trồng 3 sào dưa hấu được 50 ngày, chỉ còn 25 ngày nữa thu hoạch. Đợt mưa trái mùa gây ngập hết 3 sào.

Để cứu ruộng dưa, nông dân huyện Phú Ninh dùng máy bơm hút nước ra ngoài tránh bị ngập lâu. Lượng mưa trái mùa ở Quảng Nam đợt này phổ biến 150-250 mm, có nơi trên 250 mm. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết đến sáng 1/4, 19.740 ha lúa, rau màu bị hư hại, chiếm 33% tổng diện tích vụ đông xuân toàn tỉnh.

Để cứu ruộng dưa, nông dân huyện Phú Ninh dùng máy bơm hút nước ra ngoài tránh bị ngập lâu.

Lượng mưa trái mùa ở Quảng Nam đợt này phổ biến 150-250 mm, có nơi trên 250 mm. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết đến sáng 1/4, 19.740 ha lúa, rau màu bị hư hại, chiếm 33% tổng diện tích vụ đông xuân toàn tỉnh.

video dưa hấu


Nông dân ở Quảng Nam cố vớt vát số dưa hấu sau mưa lũ. Video: Đắc Thành

Chia sẻ Facebook