Vỏ quế chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, thu về hàng triệu USD

Chia sẻ Facebook
08/07/2023 20:40:15

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 43.186 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 129,2 triệu USD, tăng 25,1% về lượng và 0,4% về giá trị.

Nửa đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam đạt 129,2 triệu USD

Ấn Độ và Hoa Kỳ là 2 thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam trong đó xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 4.693 tấn, tăng 32,2% và chiếm 50,5% thị phần xuất khẩu trong tháng. Hoa Kỳ chiếm 12,1% đạt 1.122 tấn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu quế hàng đầu bao gồm: Prosi Thăng Long (đạt 1.455 tấn), Rừng Xanh T & K (đạt 597 tấn), Olam Việt Nam (đạt 460 tấn), Senspice (đạt 459 tấn).

Giá xuất khẩu quế trung bình 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2.992 USD/tấn, giảm 737 USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Ấn Độ, Hoa Kỳ và Bangladesh là 3 thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam chiếm 67,1% trong đó Ấn Độ đứng đầu đạt 17.380 tấn, tăng 35,4%; Hoa Kỳ đạt 5.000 tấn giảm 4,5%; Bangladesh đạt 4.271 tấn, tăng 60,7%. Xuất khẩu quế cũng tăng ở các thị trường Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan…

Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu bao gồm: Prosi Thăng Long đạt 7.696 tấn, tăng 23,7% và chiếm 17,8% thị phần xuất khẩu; Rừng Xanh T & K đạt 2.945 tấn, tăng 60,1%; Senspice đạt 2.760 tấn, tăng 115,8%; Gia vị Sơn Hà đạt 2.139 tấn, giảm 16,9%…

Theo Hiệp hội gia vị thế giới, Việt Nam sở hữu loại cây gia vị quý báu với sản lượng hàng năm thuộc top đầu thế giới là cây quế và hồi. Cụ thể, sản lượng hồi của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới và sản lượng quế đứng thứ 3 trên thế giới và được rất nhiều thị trường săn đón, thu về mỗi năm hàng trăm triệu USD. Ảnh minh họa.

Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất quế đứng thứ 3 trên toàn thế giới

Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất quế đứng thứ 3 trên toàn thế giới, chỉ sau Indonesia và Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu quế hồi của Việt Nam liên tục tăng qua các năm và riêng năm 2022 đạt khoảng 276 triệu USD.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện diện tích quế ở Việt Nam đạt khoảng 150.000 ha, chiếm 17% diện tích quế toàn cầu.

Ở Việt Nam quế được trồng tập trung tại Lào Cai, Yên Bái và Quảng Nam...Trữ lượng vỏ quế hàng năm ước khoảng 900.000 - 1,2 triệu tấn.


Thông tin trên VTV, sản phẩm quế Việt Nam được tiêu thụ ở rộng khắc các thị trường như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ… Đặc biệt trong năm vừa qua, mặt hàng quế đã có mức tăng đột biến tại thị trường Canada, khi tăng hơn 43% so với năm trước đó.

Theo các chuyên gia, quế hồi không chỉ là gia vị, mà còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, được bổ sung vào cà phê, matcha và các đồ uống.

Đặc biệt, nhu cầu sử dụng tinh dầu quế trên thế giới luôn ở mức cung không đủ cầu. Thực tế này đã đẩy giá quế ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2016 đến nay.

Theo số liệu từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu quế hồi của Việt Nam liên tục tăng, nếu năm 2020 đạt hơn 245 triệu USD, năm 2021 đạt khoảng 274 triệu USD thì sang năm 2022, giá trị xuất khẩu quế hồi đạt 276 triệu USD.

Các phân tích mới nhất cho thấy, trong vòng 10 năm tới, thị trường gia vị organic thế giới sẽ tăng trưởng ít nhất 4,6% mỗi năm và đạt tổng giá trị 15 tỷ USD. Riêng thị trường quế, từ nay tới 2025, trung bình tăng trưởng mỗi năm sẽ là 14%. Đây rõ ràng là cơ hội rất lớn cho Việt Nam khi quế là loại gia vị rất được yêu thích tại các nước.

Xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2023 gần bằng cả năm 2022


TTXVN dẫn nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt tới 2,75 tỷ USD, bằng 81,8% của cả năm 2022.

Theo Hiệp hội Rau quả, nếu ngành rau quả giữ vững đà xuất khẩu cho đến cuối năm thì kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể đạt 5 tỷ USD như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề ra cho năm 2025.


Trúc Chi (t/h)

Chia sẻ Facebook