Vỡ mộng khi quyết tâm đi XKLĐ dù đã đỗ đại học top

Chia sẻ Facebook
22/06/2023 16:11:07

Với nhiều người hiện nay, đại học không phải con đường tốt nhất mà xuất khẩu lao động mới là chân lý vì nó có thể đem lại tiền nhanh nhất. Thế nhưng, XKLĐ có thể giàu nhưng không bền, tri thức mãi mãi là con đường tốt nhất.

Những năm gần đây, xuất khẩu lao động đã trở thành một hướng đi phổ biến cho các bạn trẻ nếu không muốn đi học. Thậm chí, có những bạn học sinh đủ sức đỗ vào các trường đại học hàng đầu Việt Nam nhưng vẫn lựa chọn đi nước ngoài, xuất khẩu lao động khiến nhiều người bày tỏ sự nghi ngại.

Nhiều học sinh lựa chọn học hết cấp 3 mà không tiếp tục đại học. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Học sinh không còn mặn mà với đại học, nuôi ước mơ khác

Thời gian gần đây, ở nhiều vùng quê, các bạn học sinh có xu hướng học THPT xong sẽ đi nước ngoài xuất khẩu lao động. Đặc biệt hơn, có những người đã đỗ các trường đại học trong nước nhưng vẫn chọn từ bỏ để ra nước ngoài, tìm kiếm cơ hội đổi đời. Bởi trong tình trạng kinh tế suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp sau khi học đại học cao, làm trái ngành,... khiến nhiều người không còn mặn mà với việc đi học đại học.

Cánh cửa đại học không còn hấp dẫn với quá nhiều học sinh như trước. (Ảnh minh họa: Arch Daily)


Nếu như trước đây, đại học là ước mơ, mục tiêu của rất nhiều độc giả YAN . Thậm chí, gia đình cũng không ngần ngại vay mượn để con được đi học đại học. Vì với họ ở thời điểm đó, đại học chính là con đường thoát nghèo duy nhất. Tuy nhiên, hiện tại, với nhiều bạn trẻ trong “Cột sống” Gen Z , đại học đã không còn là con đường duy nhất. Thu nhập ở các nước phát triển thường cao hơn trong nước, mỗi năm tiết kiệm cũng được kha khá. Chính sức hút của đồng tiền đã làm cho suy nghĩ của con người thay đổi, muốn chuyển hướng, chạy theo việc xuất khẩu lao động.

Nhiều người lựa chọn sang nước ngoài xuất khẩu lao động để kiếm tiền. (Ảnh minh họa: Pinterest)


Bạn H. (24 tuổi, Hưng Yên) tâm sự: “Mình là học sinh giỏi suốt 12 năm liền, học bạ cũng khá đẹp. Nhưng sau khi học xong cấp 3, mình quyết định học tiếng và đi xuất khẩu lao động sau đó 1 năm. Thời điểm mình đi, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối nhưng gia đình mình không có kinh tế nên đây là lựa chọn tốt nhất với mình. Sang Nhật được vài năm, dù không giàu có nhưng ít nhất mình cũng đã có tiền gửi về cho gia đình khi mà bạn bè còn đang đi học”.

Cuộc sống nơi xứ người giúp họ có tiền gửi về cho gia đình. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Nhiều người học rất giỏi nhưng chỉ dừng lại ở cấp 3 mà không đi tiếp. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Đổi đời nhờ xuất khẩu lao động, giàu nhanh nhưng không bền

Không thể phủ nhận rằng ở Việt Nam, có rất nhiều ngôi làng đã giàu lên nhanh chóng nhờ vào xuất khẩu lao động. Vào tháng 9/2022, trong một bài phỏng vấn, VnExpress cho biết mỗi năm những người con xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang lao động nước ngoài gửi về khoảng 500 tỷ đồng. Điều này đã khiến một xã nhỏ “lột xác” hoàn toàn, biệt thự mọc lên nhan nhản. Hầu như nhà ai cũng có tiền sửa sang lại nhà cửa.

Một xã nhỏ có hơn 2700 người đi xuất khẩu lao động đã "lột xác". (Ảnh: VnExpress)

Ông Thông (61 tuổi, Hà Tĩnh) cho biết gia đình ông đông con, hai vợ chồng làm nghề biển bấp bênh, chẳng cho tiền xây nhà. Đến khi các con đi xuất khẩu lao động, cuộc sống gia đình ổn định hơn, các con gửi tiền về hàng tháng, xây nhà, mua sắm đồ dùng trong gia đình. Chính sự thay đổi rõ rệt trong cuộc sống khiến cho nhiều người đổ xô đi xuất khẩu lao động, gác lại ước mơ đại học. Vì với họ, xuất khẩu lao động sẽ ra tiền ngay trong khi đại học phải mất tới 4 năm, lại còn chưa chắc có việc làm ngay khi ra trường.

Con đường đi nước ngoài vẽ ra một tương lai màu hồng cho nhiều người. (Ảnh minh họa: Behance)

Thế nhưng, cuộc sống xuất khẩu lao động chưa bao giờ là màu hồng. Số tiền quy đổi sang tiền Việt cao hơn nhưng mức sống ở nước ngoài cũng đắt đỏ, chi phí sinh hoạt đều cao. Chính vì vậy, để có thể gửi tiền về nhà, nhiều bạn trẻ đã phải làm ngày, làm đêm, chịu mọi khổ cực. Ban đầu, tiền có thể kiếm được nhiều nhưng khi sức khỏe suy giảm liệu còn bao nhiêu.

Cuộc sống ở nước ngoài cũng vô cùng áp lực. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Bao gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên vai họ khi còn đang tuổi ăn, tuổi học. (Ảnh minh họa: Creative Market)

4 năm đại học dài nhưng thời gian đó chúng ta vẫn có thể đi làm thêm kiếm tiền, phụ bố mẹ. Học đại học nếu đủ nỗ lực, đủ giỏi thì chắc chắn ra trường không sợ thất nghiệp. Nếu có, chỉ là chúng ta cố gắng chưa đủ. Học hành vẫn luôn là con đường phát triển lâu bền nhất và không có gì có thể thay thế được. Hãy lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp, đúng đắn nhất để tiền chạy theo chúng ta chứng không phải bất chấp chạy theo đồng tiền.

Vì miếng cơm manh áo, cuộc sống cơm áo gạo tiền mà rất nhiều bạn trẻ đã lựa chọn đi xuất khẩu lao động thay vì mất tới 4 năm đại học mới có thể đi kiếm tiền. Thế nhưng, lựa chọn nào cũng có mặt riêng của nó. Xuất khẩu lao động có tiền ngay nhưng đa số đó là bán sức lao động, giàu nhanh nhưng không bền. Trong khi đó, tri thức dù tiêu tốn thời gian nhưng lại là lựa chọn đi đường dài chắc chắn nhất. Đừng chỉ vì đông tiền trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội đi học của bản thân. Sức mạnh của tri thức rất lớn, chỉ là chúng ta có biết cách tận dụng nó hay không.


Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY !

Chia sẻ Facebook