Vợ chồng hàng chục năm bán quán ăn nuôi các con nên người

Chia sẻ Facebook
14/11/2022 16:10:08

Trải qua nhiều năm gắn bó với nghề cơm tấm, 2 ông bà ở Sài Gòn đã xây dựng được thương hiệu riêng trong lòng khách. Đồng thời, nhờ quán ăn này, họ đã nuôi được các con ăn học.

Có những người dành cả đời gắn bó với một công việc, tận tâm, hết lòng vì nó để gây dựng thương hiệu riêng trong lòng khách hàng. Cũng nhờ công việc này mà qua bao nhiêu năm, họ chèo chống gia đình, nuôi các con ăn học. Đến khi về già, mục đích gắn bó với công việc không chỉ vì tiền mà chính là niềm vui, sự quen thuộc.

Cụ bà đã gắn bó với quán cơm tấm nhiều năm. (Ảnh: Thanh Niên)


Đôi vợ chồng U80 bán cơm tấm nuôi 5 con ăn học

Báo Thanh Niên đưa tin, ông Lương Bình Vũ (71 tuổi) và bà Phùng Đào, sống tại quận Phú Nhuận, TP.HCM đã gắn bó với công việc bán đồ ăn hàng chục năm nay. Hiện tại, 2 ông bà bán cơm tấm và được khách thân quen gọi là “ông Ròm bà Ú” dựa vào ngoại hình đặc biệt của đôi vợ chồng. Trong khi bà có dáng người người tròn tròn, ông lại cao hơn hẳn.

Hai ông bà luôn làm việc tận tâm. (Ảnh: Thanh Niên)

Bà Đào cho biết, gia đình từ trước đến nay có truyền thống bán bánh mì, công việc này đã theo 2 vợ chồng ngót nghét 30 năm. Thế nhưng, đến năm 2013, bà quyết định chuyển sang bán cơm tấm về đêm. Lúc vừa mới bắt đầu chuyển món, bà bán song song cả bánh mì và cơm tấm, được khách tấm tắc khen. Tuy nhiên, bà vẫn quyết định chia tay món bánh mì sau một thời gian vì “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.

Kể từ đó, quán cơm tấm chính thức được 2 ông bà nâng niu, dành mọi tâm huyết. Hàng ngày, bà tất bật nướng thịt, làm cơm còn ông lại phụ rửa chén, dọn dẹp. Bà cho biết, tùy vào nhu cầu khách mà quán sẽ bán theo giá từ 35 nghìn đồng. Trước đây, quán bán từ 6h tối tới tận 3 hay 4 giờ sáng nhưng hiện tại chỉ hơn 1 giờ sáng là ông bà nghỉ vì sức khỏe đã yếu.

Quán cơm tấm của ông bà thường bán xuyên đêm. (Ảnh: Thanh Niên)


Hỏi về bí quyết được khách gắn bó, yêu thích, bà nói: “Cơm tấm Sài Gòn thì đâu cũng vậy, chỗ nào cũng ngon nếu nấu có tâm, chỗ tôi tất nhiên không phải là ngon nhất. Nhưng khách vẫn ghé ủng hộ, là bởi người ta cảm nhận được mình nấu bằng cái tâm của mình, nấu bằng cái tâm thì ắt nó sẽ ngon”. Chính nhờ hàng chục năm bán bánh mì rồi chuyển sang cơm tấm, đôi vợ chồng đã nuôi được 5 người con thành tài. Bà tự hào cho biết có người con hiện đang kinh doanh, là chủ quán cơm tấm khác, cũng có người là cử nhân hay giảng viên đại học.

Mỗi suất được làm tùy vào nhu cầu của khách. (Ảnh: Thanh Niên)

Miếng thịt béo ngậy được bà tự tay chuẩn bị. (Ảnh: Thanh Niên)

Đến bây giờ, dù tuổi cao, con cái thành đạt nhưng ông và vẫn vui vẻ lao động, dành cái tâm khi làm món ăn cho khách. Đây cũng chính là nguyên nhân giúp công việc của đôi vợ chồng suôn sẻ, được khách ủng hộ qua suốt hàng chục năm.

Quán bún gia truyền giúp bà chủ từ trắng tay đến tỷ phú

Trước đó, báo Thanh Niên cũng từng đưa tin về câu chuyện của bà Võ Thị Sương (50 tuổi) là chủ quán bún bò Huế hoạt động hơn 20 năm. Bà cho biết, cả gia đình nhỏ chuyển từ Huế vào Sài Gòn lập nghiệp. Từ nghề truyền thống làm chả cua, chồng bà suy nghĩ công thức rồi biến tấu kinh doanh bún Huế.

Bà Sương cùng chồng vào Sài Gòn lập nghiệp đã hơn 20 năm. (Ảnh: Thanh Niên)

Thời gian đầu dù vắng khách nhưng 2 vợ chồng không bỏ cuộc. Từ kinh nghiệm và cả lời góp ý, nước dùng của quán ngày càng đậm đà hơn. Cũng chính nhờ sự cố gắng, nỗ lực chiều lòng khách mà món ăn ngày càng cải thiện, quán trở nên đông đúc hơn. Mọi người cùng giới thiệu cho nhau đến để thưởng thức.

Quán của bà rất đông khách. (Ảnh: Thanh Niên)


Mỗi ngày, bà Sương mở quán bún Huế từ 6h30 đến 13h30 phút, mức giá mỗi tô từ 50 nghìn đồng đến 70 nghìn đồng. Mặc dù không phải giờ cao điểm nhưng khách lúc nào cũng đông. Bà Sương tiết lộ: “Có những ngày khách tới ăn đông, quán bán kỷ lục tới 1.000 lít nước lèo mỗi ngày. Còn bình thường thì cũng đều đặn khách ra vào”. Từ quán bún này mà bà có tiền mua được căn nhà 9 tỷ đồng cách đây 3 năm. Ngoài ra, quán bún cũng giúp vợ chồng có tiền nuôi con cái học hành thành tài.

Nhờ có quán bún bò mà vợ chồng bà nuôi các con khôn lớn. (Ảnh: Thanh Niên)

Trong công việc, chỉ cần chúng ta tận tâm và cố gắng hết sức thì sẽ luôn đạt được điều mà bản thân mong muốn. Và chỉ có như vậy thì bạn mới đi được đường dài với mục tiêu đã đề ra.


Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN !

Công việc là yếu tố quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Hàng ngày, chúng ta dành tới 8 tiếng để làm việc rồi mới trở về nhà. Chưa kể, có những người làm xuyên đêm hay chấp nhận xa gia đình. Hiểu được tầm quan trọng của nó nên tìm được công việc phù hợp để bản thân có đủ động lực, niềm vui mỗi ngày khi đi làm là cực kỳ cần thiết. Đồng thời, mỗi người cũng cần phải trau dồi bản thân để hoàn thành công việc tốt, từ đó mang lại niềm hứng thú cho chính bản thân.


Theo dõi thêm bài viết TẠI ĐÂY.

Chia sẻ Facebook