“Vở ba lê siêu thanh”: Trực thăng bắt thành công tên lửa đang rơi trở lại Trái Đất

Chia sẻ Facebook
06/05/2022 22:07:34

Bộ phận tên lửa đẩy cao bằng tòa nhà 4 tầng đã được đưa về trụ sở Rocket Lab, tình trạng khá nguyên vẹn.


Một không ty hàng không vừa thực hiện một màn biểu diễn có một không hai trên bầu trời New Zealand. Sử dụng trực thăng, các chuyên gia của Rocket Lab đã có thể bắt thành công quả tên lửa đang rơi trên không. CEO của công ty có trụ sở tại California đã mỹ miều gọi màn biểu diễn này là một “ vở ba lê siêu thanh ”.

Đây là một phần nỗ lực của Rocket Lab trong việc thu hồi tên lửa với giá rẻ, nhằm tái chế chúng trong những chuyến bay sau này.

Ảnh chụp từ trên trực thăng.

Sau khi đưa 34 vệ tinh hướng lên quỹ đạo vào lúc 10 giờ 50 phút sáng theo giờ địa phương, bộ phận tên lửa đẩy cao tương đương tòa nhà 4 tầng rơi xuống Trái Đất. Thiết bị có tên Electron bật dù để hãm tốc độ đáp đất, rơi chậm rãi với vận tốc khoảng 35 km/h.

Ngoài khơi bờ biển New Zealand là trực thăng đang đợi sẵn với sợi cáp dài, nhằm mục tiêu bắt Electron trước khi nó rơi xuống. Trực thăng móc nối thành công với tên lửa trong tiếng reo hò của đội ngũ nhân viên Rocket Lab xem stream tại trụ sở.


Tuy nhiên, tiếng hò reo sớm chuyển thành những lời tiếc nuối khi trực thăng phải thả bộ phận tên lửa đẩy xuống biển. “ Khác biệt trong tính chất kiện hàng ” giữa thử nghiệm và thực tế đã khiến phi công chọn giải pháp an toàn.

Rocket Lab bắt được tên lửa giữa không trung, rồi lại phải thả ra.

Việc mang tên lửa về từ không gian và bắt nó bằng trực thăng ít nhiều tương đồng với một vở ba lê siêu thanh. Một lượng lớn các yếu tố đã phải ăn khớp, nhiều hệ thống đã phải làm việc trơn tru với nhau, vậy nên tôi thực sự tự hào trước nỗ lực của đội thu hồi tên lửa và những kỹ sư đã trợ giúp sứ mệnh này, cũng là màn bắt tên lửa đầu tiên, thành công

Sau khi chạm nước, bộ phận tên lửa đẩy nhanh chóng được tàu cứu hộ thu hồi. Nhờ có hệ thống điều khiển nằm trên Electron, thiệt hại sau va chạm không đáng kể. Rocket Lab sẽ đánh giá mức độ hư hại xem liệu Electron có thể lên không lần nữa.

Việc tái chế bộ phận tên lửa đẩy (booster) sẽ giúp giảm đáng kể chi phí mỗi chuyến bay. Nếu có thể bắt được bộ phận này trước khi nó rơi xuống biển và vấy nước muối, khả năng tái sử dụng sẽ còn cao hơn nhiều.

Dự kiến cuối tháng này, Rocket Lab sẽ thực hiện thêm một chuyến bay nữa vào không gian.

Chia sẻ Facebook