VN-Index tăng điểm phiên đáo hạn phái sinh
Chứng khoán ngày 15/9 không có dòng cổ phiếu dẫn dắt dù vẫn tăng điểm. Một số nhóm được coi là khỏe hơn so với phần còn lại có thể kể đến phân bón, điện, BĐS...
Mở cửa phiên giao dịch ngày 15/9, các chỉ số tiếp tục hồi phục và tăng điểm ngay từ đầu phiên giao dịch. Trong đó, nhóm cổ phiếu lớn có tác động tích cực nhất đến chỉ số có thể kể đến như VRE, TPB, SAB, GAS, NVL, MSN... Các mã này đồng loạt tăng giá và góp phần nâng đỡ thị trường chung.
Một điểm sáng của phiên giao dịch là nhóm cổ phiếu phân bón khi ghi nhận sự tích cực với các mã DPM, DCM, LAS, DDV... Cùng với đó, các cổ phiếu thuộc nhóm thép như HSG, VGS, SMC, NKG... cũng đang có biến động tích cực. Ở chiều ngược lại, áp lực bán mạnh đến từ các cổ phiếu PVD, HCM, PVS... cùng với đó là các cổ phiếu lớn như VIC, GVR, VCB, VHM... cũng chìm trong sắc đỏ.
Dòng chuyên chuyển liên tục và tập trung mạnh vào nhóm khu công nghiệp. Trong đó, các mã tăng mạnh là BCM, IDC, SIP, SIP, VGC...
Tuy nhiên về cuối phiên sáng, các chỉ số không dòn duy trì được đà tăng trước do khá nhiều cổ phiếu lớn giảm giá. Trong đó, VIC, VJC, HPG quay đầu giảm điểm... Cùng với đó, đà tăng của nhiều cổ phiếu lớn khác cũng bị thu hẹp lại đáng kể.
Dù vậy, càng vào cuối phiên đà hồi phục càng duy trì. Biến động của thị trường vào cuối phiên cũng không quá mạnh dù đây là thời điểm đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,89 điểm, tương ứng 0,39% lên 1.245,66 điểm. Toàn sàn có 197 mã tăng, 237 mã giảm và 101 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,27 điểm, tương ứng 0,1% lên 279,69 điểm. Toàn sàn có 74 mã tăng, 86 mã giảm và 76 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,11 điểm, tương ứng 0,12% lên 90,27 điểm.
Dù thị trường chung tăng điểm song nhóm cổ phiếu chứng khoán lại có tác động tiêu cực, đơn cử như SSI, VND, HCM, VIX, VCI…
Một số nhóm cổ phiếu tăng điểm hôm nay có thể kể đến nhóm xây dựng như CTD, QCG, TDC… NBB và BCM thậm chí tăng kịch trần. Nhóm ngân hàng diễn biến trái chiều, song EIB là mã có mức tăng mạnh nhất, lên tới 6,81% sau thông tin ngân hàng Eximbank được Ngân hàng Nhà nước cho tăng vốn sau hơn một thập kỷ. Còn lại hầu hết cổ phiếu nhóm ngân hàng đều chung diễn biến xấu khi giảm điểm là BID, CTG, MBB, MSB, OCB, SHB, TCB... Những cổ phiếu tác động xấu nhất đến thị trường hầu hết cũng thuộc nhóm ngân hàng.
Chiều ngược lại, nhiều mã bất động sản lại nắm vai trò giúp thị trường tăng điểm. Cụ thể, các mã tiêu biểu là VHM, NVL, VIC... hay một số mã vốn hóa lớn cũng nằm trong nhóm này có thể kể đến là VCB, GVR, VNM...
POW là "quán quân" về lượng cổ phiếu sang tay với gần 27 triệu mã được sang tay trong phiên giao dịch. Theo sau là HAG của Hoàng Anh Gia Lai 14,6 triệu mã, Hòa Phát 13,7 triệu mã, PVD 10,6 triệu mã.
Cổ phiếu thép nằm trong nhóm tác động xấu tới thị trường, những mã thép giảm điểm gồm có HPG, NKG, TLH... Nhiều mã thuộc nhóm thủy sản, xuất nhập khẩu, logistic cũng tác động xấu tới mặt bằng chung là HTV, SRF, QBS, AAM...
Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.312 tỷ đồng, giảm 28% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 27% và đạt 9.778 tỷ đồng. Nhóm VN30 sang tay 4.100 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng 333 tỷ đồng trên sàn HoSE. Xét giá trị cụ thể, cổ phiếu FUEVFVND của Quỹ ETF VFMVN DIAMOND đứng đầu bên bán với giá trị rút ròng hơn 63,3 tỷ đồng.STB được bán ròng hơn 46,1 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai. Nối tiếp là SSI 41,6 tỷ đồng và GAS 32,5 tỷ đồng.
Danh mục top 10 mã được xả ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 30 tỷ đồng như PVT 29,3 tỷ đồng, BID 28,8 tỷ đồng, VND 25,3 tỷ đồng, VGC 22,5 tỷ đồng, EIB 17,2 tỷ đồng và VHM 16,4 tỷ đồng .