Việt Nam có thêm giống cà phê Arabica mới

Chia sẻ Facebook
07/06/2022 06:43:55

Ngày 6/6/2022, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển nông nghiệp Quốc tế (CIRAD) đã giới thiệu kết quả 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm thành công giống cà phê Arabica mới trồng tại Sơn La.

Giới thiệu hạt của 5 giống cà phê Arabica được trồng tại Sơn La.

Tại đây, các khách mời được trực tiếp thưởng thức 5 mẫu cà phê thu hoạch từ các lô thử nghiệm được trồng vào năm 2018 tại Sơn La, để đánh giá hương vị của các giống mới và tiềm năng của chúng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng cà phê ở vùng Tây Bắc Việt Nam.

Từ năm 2017, CIRAD, hợp tác với các viện nghiên cứu của Việt Nam và châu Âu, đã thử nghiệm các giống cà phê Arabica mới (lai F1) tại các khu vực miền núi của hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Những giống mới này, vốn được chọn lọc và phổ biến ở Trung Mỹ, nhằm giải đáp ba thách thức là thích ứng với biến đổi khí hậu, thích ứng với nông lâm kết hợp và nâng cao chất lượng cà phê.

Tháng 12/2019, hơn 3.000ha cà phê bị thiệt hại do rét đậm rét hại tại tỉnh Sơn La. Tại thời điểm đó, các chuyên gia thuộc CIRAD nhận định các giống hiện đang trồng không còn thích nghi với sự thay đổi của khí hậu trong những năm tới. Dự báo đến năm 2025, một nửa trong số 20.000ha cà phê ở Tây Bắc Việt Nam cần được tái canh.

Việc giới thiệu và khảo nghiệm các giống mới này trước tiên được Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua dự án BREEDCAFS từ năm 2017 đến năm 2022, sau đó được Liên minh Châu Âu và AFD tài trợ thông qua dự án ASSET kể từ năm 2021.

Các khách mời thưởng thức và so sánh hương vị của các giống cà phê mới.

“Những giống này đặc biệt thích hợp với nông lâm kết hợp vì chúng duy trì năng suất tốt trong điều kiện che bóng”, ông Pierre Marraccini, đại diện CIRAD cho biết.

Theo chia sẻ của ông Pierre Marraccini, giống cà phê mới đem lại mức sản lượng cao hơn năng suất trung bình trong khu vực từ 10 đến 15%, kết hợp với chất lượng thưởng thức tốt hơn sẽ đảm bảo thu nhập xứng đáng hơn cho người sản xuất. Bên cạnh đó, nông lâm kết hợp, một mô hình nông nghiệp bền vững do CIRAD thúc đẩy, bao hàm xen canh các loại cây trồng trên ruộng nương, sẽ góp phần tạo độ phì cho đất, duy trì đa dạng sinh học và điều hòa khí hậu.

Ông Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) cho biết: “Đây là cơ hội rất tốt để chúng ta thay thế các giống cà phê cũ bằng các giống cà phê lai mới là thành quả nghiên cứu của CIRAD. Quá trình công nhận các giống này sau khi hoàn tất sẽ cho phép chúng được phổ biến trên toàn quốc, không chỉ ở Tây Bắc mà còn ở các địa phương khác như tỉnh Lâm Đồng”.

Cà phê Arabica được trồng nhiều nhất tại Sơn La và Điện Biên.

Sau 10 thử nghiệm thực địa ở những độ cao khác nhau với những đặc trưng khí hậu khác nhau như: nóng và mưa nhiều (Mường Ảnh, Muổi Họi), nhiệt độ trung bình và lượng mưa thấp (Mường Chanh, Chiềng Mai, Chiềng Pha), lạnh và mưa nhiều (Toả Tình), CIRAD kết luận, các giống cà phê mới thích nghi với điều kiện khí hậu hiện tại và tương lai (biến đổi khí hậu). Cây cà phê tăng trưởng ở vùng cao tốt hơn so với vùng thấp, sức sống của các giống mới cao hơn so với giống Catimor phổ biến hiện nay. Trong điều kiện hiện tại, các giống mới này rất thích hợp với vùng Tây Bắc Việt Nam và đặc biệt là vùng cao nhờ khả năng chống chịu tốt hơn.

Việc trồng xen canh cây lâu năm và cây ngắn ngày (nông lâm kết hợp) giúp người nông dân tăng thu nhập, đa dạng hoá nguồn thu từ cây ăn trái hoặc cây lấy gỗ, cải thiện độ phì nhiêu của đất, điều tiết khí hậu, và cô lập carbon. Tất cả các giống đều có năng suất tương đương khi độc canh, nhưng chỉ các giống lai F1 mới duy trì được năng suất cao trong điều kiện nông lâm kết hợp.

Về chất lượng vật lý của hạt cà phê, hạt cà phê thường có chất lượng tốt hơn khi được trồng ở độ cao, đối với tất cả các giống. Tuy nhiên, cà phê Catimor có tỷ lệ hạt lép và hạt lỗi cao hơn, trong khi giống cà phê mới Centroamericano H1 có kích cỡ hạt lớn hơn. Chất lượng của H1 cũng ổn định ở mọi độ cao, đây cũng là giống có hương vị đặc trưng nhất.


Tuân Nguyễn

Tin Cùng Chuyên Mục

Hà Tĩnh: Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nhung hươu Hương Sơn

icon 0

Những năm gần đây, ngoài việc tập trung phát triển tổng đàn, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) còn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và giá trị lộc nhung với nhiều giải pháp hiệu quả.

King Coffee là thương hiệu cà phê Việt Nam phát triển nhanh nhất tại UAE

icon 0

Tạp chí Global Business Review có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) vừa công bố hai giải thưởng dành cho thương hiệu cà phê Việt Nam gặt hái được nhiều thành công tại thị trường này.

Hà Tĩnh: Đặc sản bánh đa vừng đen Hạnh Tâm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

icon 0

Được chế biến từ gạo ngon, vừng sạch và một số gia vị, bánh đa vừng Hạnh Tâm là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Sản phẩm này vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Đưa sản phẩm thương hiệu sen Đồng Tháp vươn lên tầm cao mới

icon 0

Lễ hội sen nhằm tạo cơ hội để kết nối, phát huy giá trị kinh tế về sen, đặc biệt đưa sản phẩm thương hiệu sen Đồng Tháp vươn lên tầm cao mới.

Trồng loại vải chín sớm giá cao ngất ngưởng, nông dân Hải Dương phấn khởi bỏ túi vài chục triệu mỗi sào

icon 0

Vải u trứng trắng chín sớm được thương lái thu mua tại vườn với giá 80.000 - 100.000 đồng/kg. Thời tiết mát mẻ, người dân dậy sớm thu hoạch vải bán giá cao dường như không thấy mệt mỏi.

Hàng loạt sản phẩm thủ công độc đáo của làng nghề Việt trưng bày tại Bảo tàng Thế giới Cà phê

icon 0

Các sản phẩm độc đáo nổi tiếng như mây tre đan Phú Vinh (Hà Nội), tơ lụa Cổ Chất (Nam Định), đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam), gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận), dệt thổ cẩm Tơng Bông (Đắk Lắk)… được giới thiệu tại Bảo tàng Thế giới Cà phê.

Trồng cây đặc sản này, người dân miền núi Quảng Trị thu cả trăm tỷ đồng mỗi năm

icon 0

Mặc dù xuất khẩu ra nước ngoài tạm ngưng do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng người dân trồng cây đặc sản chuối mật mốc ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn thu về 100 tỷ đồng/năm.

Trao 4 giải Vàng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021

icon 0

Vỏ Sò, bộ thiết bị Mesh Wi-Fi 5/6 Access Point và hệ thống quản lý ONE Mesh, công cụ tìm kiếm Cốc Cốc, nền tảng tạo đề thi, bài tập online Azota là 4 giải pháp giành giải Vàng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2021.

Sản phẩm số Make in Viet Nam tiềm năng: Dư địa phát triển lớn

icon 0

Đã có 8 sản phẩm được công nhận là Sản phẩm số tiềm năng trong danh sách Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2021. Dư địa phát triển của các sản phẩm này còn rất lớn.

Giải thưởng Make in Viet Nam: Đa dạng sản phẩm, giải pháp thông minh

icon 0

Các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông minh Make in Viet Nam sẽ hỗ trợ tối đa cho cuộc sống con người, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook