Vì sao nhiều chị em thấy mình già nhanh sau tuổi 35?
Nhiều chị em phụ nữ than thở mới bước qua tuổi 35 họ nhận thấy sự xuống cấp của cơ thể, chu kỳ đèn đỏ rối loạn, ngủ không còn tốt như trước.
Chị Trương Thị My (sinh năm 1985, trú tại Mỹ Đình, Hà Nội) than thở chị cảm nhận rõ cơ thể của mình 1 năm nay bắt đầu có dấu hiệu tiền mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt trước đây theo vòng 28 – 30 ngày rất đều đặn thì hiện tại có tháng nó ghé thăm hai lần rồi lại mất hút vài tháng.
Chị My kể nửa đêm chị bật dậy vì người nóng bức vô cùng khó chịu. Thậm chí, nằm trước điều hòa xả hơi lạnh xuống người chị vẫn thấy nóng khó chịu. So với những biểu hiện da nám, tóc bạc thì cơn bốc hỏa càng khiến chị sợ hơn.
Không riêng chị My, nhiều chị mới ngấp nghé tuổi 40 cũng đang khổ sở với các dấu hiệu tiền mãn kinh. Người lúc nào cũng mệt mỏi, rệu rã dù mới U40, chị Nguyễn Thị Minh – Cầu Giấy, Hà Nội than thở mất ngủ triền miên, cảm xúc thất thường và đặc biệt chị Minh cảm nhận rõ cơ thể thay đổi như da nhăn, tóc bạc và chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.
Trước đây, chu kỳ kéo dài chỉ 3 ngày thì đến nay lên tới 7 ngày. Chị Minh đi kiểm tra bác sĩ cho biết do rối loạn nội tiết tố tiền mãn kinh. Bản thân chị Minh vẫn nghĩ rằng mình trẻ, tiền mãn kinh chỉ ở tuổi 50.
Chị Minh cũng là người chăm chỉ luyện tập thể thao, chăm sóc sắc đẹp nhưng chỉ 1 năm dấu hiệu tiền mãn kinh đến thì cơ thể như già hơn cả 5 – 7 tuổi.
TS. BS. Lê Thị Anh Đào - Trưởng khoa Phụ A5 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, cho biết tiền mãn kinh là giai đoạn cửa sổ chuyển giao từ giai đoạn thanh xuân sang giai đoạn mãn kinh của phụ nữ. Ở giai đoạn này buồng trứng ít hoạt động hơn, giảm lượng nội tiết do buồng trứng tiết ra, giảm estrogen.
Dẫn tới nhiều hệ lụy làm cho phụ nữ có nhiều thay đổi về hình thức như da nhăn, hình thể béo hơn, phân bố mỡ không đều, khó ngủ hơn, ngủ không sâu, giật mình tỉnh giấc, sự tập trung rất bị ảnh hưởng quên quên nhớ nhớ.
Các rối loạn thần kinh thực vật như bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt. Phụ nữ tiền mãn kinh kinh nguyệt không đều lượng kinh nhiều hơn hoặc ít đi theo sự thay đổi của nội tiết.
Các bệnh hay đeo đuổi chị em tiền mãn kinh như:
Viêm nhiễm âm đạo: Ở phụ nữ tiền mãn kinh phụ nữ dễ viêm âm đạo. Tỷ lệ phụ nữ viêm âm đạo tăng lên đáng kể ở thời kỳ này vì estrogen giảm đi, các tế bào mô trong âm đạo không chuyển các progesterone thành axit lactic bảo vệ môi trường âm đạo. Nồng độ pH trong môi trường âm đạo cao hơn bình thường, thành âm đạo mỏng hơn, tiết dịch hạn chế nên dẫn tới khô rát khi quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục hơn.
Rối loạn kinh nguyệt: Bình thường mỗi chu kỳ kinh có 1 nang noãn phóng ra, tế bào buồng trứng sản xuất chất progesterone giúp hoạt động nội tiết cân bằng. Từ tuổi 35 người ta thấy chu kỳ phóng noãn và không phóng noãn ngang nhau.
Sau đó, phóng noãn giảm dần, lượng progesterone không có chỉ còn estrogen tác động niêm mạc tử cung làm niêm mạc tử cung tăng sinh, niêm mạc mạch máu hoại tử bong ra và bong mỗi ngày 1 chút gây nên hiện tương rong kinh.
Với chị em phụ nữ qua tuổi 35 thấy rối loạn kinh nguyệt nên đi kiểm tra tại các cơ sở sản phụ khoa để được điều trị hiện tượng này.
Ngoài ra, các bệnh lý hay gặp tuổi tiền mãn kinh là các bệnh liên quan tới nội tiết, bệnh lý u xơ tử cung. Phụ nữ sau tuổi 30 u xơ tử cung là 30 % nhưng càng tăng tuổi thì càng cao, qua 40 tuổi có tới 50 % phụ nữ mắc u xơ tử cung thậm chí còn cao hơn.
TS Đào cho biết khi thiếu progesterone, phụ nữ còn bị quá sản niêm mạc tử cung. Nếu bệnh không được kiểm soát và điều trị đây cũng là tiền đề dẫn tới tiền căn ung thư niêm mạc tử cung. Các bệnh lý ung thư phụ khoa như ung thư vú, ung thư tử cung cũng tăng hơn rất nhiều.
Chị em tiền mãn kinh còn gặp về rối loạn tiểu tiện, sa tạng chậu, rối loạn vận mạch, tim mạch thậm chí estrogen giảm nguy cơ bệnh lý xơ vữa động mạch tăng lên rất nhiều. Bệnh loãng xương cũng rất nguy hiểm ở phụ nữ tiền mãn kinh.
BS Đào khuyên chị em nếu thấy có các dấu hiệu bất thường như kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, chu kỳ không đều, bốc hỏa… nên đi kiểm tra bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để có hướng điều trị kéo dài tuổi kinh nguyệt, giảm các triệu chứng khó chịu.
Khánh Chi
Tin Cùng Chuyên Mục
Thoa kem chống nắng, tưởng đơn giản nhưng rất nhiều người làm không đúng cách
icon 0
Kem chống nắng sẽ giúp đẩy lùi những tác hại do tia cực tím gây ra nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì da không được bảo vệ thậm chí chịu tổn thương nhiều hơn.
Sự thật trật lất về việc không ăn tinh bột để giảm cân, bác sĩ cảnh báo điều cực kỳ nguy hiểm
icon 0
PGS Nhung từng gặp bệnh nhân ăn low-carb kéo dài bị rối loạn lipid máu dù trước đây hoàn toàn bình thường. Trường hợp khác thì rối loạn chuyển hóa đường máu dù nhịn cơm.
Bỗng dưng chảy dịch, người phụ nữ lo đứng lo ngồi
icon 0
Không mang thai, con cũng đã cai sữa được hơn một năm, nhưng gần đây chị Thanh Hương (Sơn Tây, Hà Nội) rất lo sợ khi thi thoảng nhìn thấy dịch chảy ra ở đầu ti giống như sữa.
Vợ trẻ 'hắt hủi' chồng gần nửa năm chỉ vì lỡ làm việc này sau quan hệ
icon 0
Không biết có thai lại uống thuốc tránh thai khẩn cấp dẫn đến thai lưu, buộc phải bỏ, cô gái trẻ ám ảnh mình “giết con” nên “hắt hủi” chồng suốt nửa năm trời.
Vừa thu nhỏ 'cô bé', vợ trẻ lại phải cầu cứu bác sĩ nới ra gấp
icon 0
Vợ ước lượng nhầm kích cỡ 'cậu nhỏ' của chồng, bác sĩ đã thu nhỏ 'cô bé' nhưng lại bé quá khiến cặp đôi hì hục cả tiếng không xong, vợ trẻ phải cầu cứu bác sĩ... nới ra gấp.
Cho bạn trai tìm hiểu 'đường đi lối về', sau 1 tuần nữ sinh viên nhận kết đắng
icon 0
Không phải chỉ quan hệ tình dục mới viêm phụ khoa mà hàng ngày thói quen sinh hoạt, vệ sinh quá sạch sẽ cũng khiến cho 'cô bé' dễ bị tổn thương.
Vạch mặt thủ phạm khiến 'cô bé' của chị em nặng mùi
icon 0
Những loại vi khuẩn hay 'viếng thăm' 'cô bé' của chị em nhiều nhất đó là Bacterial vaginosi, trùng roi, vi khuẩn lậu, chlamydia... nó có thể khiến nhiều cặp vợ chồng không còn hứng thú ân ái.
XEM THÊM BÀI VIẾT