Vì sao người Nhật được gọi là dân tộc Đại Hòa (Yamato)?
Vì sao người Nhật được gọi là dân tộc Đại Hòa (Yamato)?Trần Tân •Chủ nhật, 12/02/2023
Người Nhật đến từ đâu? Tại sao lại gọi là Nhật Bản? Vì sao người Nhật được gọi là dân tộc Đại Hòa (Yamato)? Ý nghĩa ban đầu của Samurai (Võ sĩ đạo Nhật Bản) là gì? Sự trỗi dậy và sụp đổ của Mạc phủ (hay Bakufu, hành dinh và là chính quyền của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản) như thế nào? Thảo luận về 5 vấn đề chính liên quan đến Nhật Bản, chúng ta sẽ có một khái niệm rõ ràng hơn về đất nước này.
Vấn đề đầu tiên: Người Nhật đến từ đâu?
Có thuyết nói rằng người Nhật là hậu duệ của 3.000 trẻ em trai và trẻ em gái vượt biển dưới sự chỉ dẫn của Từ Phúc, theo lệnh của Tần Thủy Hoàng. Một thuyết khác nói rằng người Nhật Bản là hậu duệ của người Hàn Quốc.
Nhật Bản có Amaterasu Oomikami là nữ thần Mặt trời tối cao trong Shinto (Thần đạo). Hàn Quốc cũng có Đại Thần Thiên Tôn.
Cũng có thuyết nói rằng những người đến từ Đông Bắc Trung Quốc đã vượt biển từ Bán đảo Triều Tiên, tức là hậu duệ của người Mãn Châu và người Mông Cổ. Nhưng người Nhật có xu hướng nghĩ mình là người Đông Bắc Trung Quốc.
Vấn đề thứ 2: Vì sao gọi là Nhật Bản?
Vào thời Hoàng đế Dương Quảng nhà Tùy, tức năm 569 sau Công nguyên, Nhật Bản vẫn còn là một nước chư hầu của Trung Quốc và phải tiến cống Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi Nhật Bản là “Oa Quốc” (Wakoku), và gọi người Nhật Bản là “Oa nhân”, nghĩa là nước nhỏ của những người thấp bé.
Ban đầu, người Nhật không quan tâm đến điều đó, nhưng sau đó họ luôn cảm thấy tên gọi Oa quốc, Oa nhân có chút coi thường. Lòng tự trọng của họ bị tổn thương nên họ tự gọi mình là Nhật Bản, nghĩa là đất nước mặt trời mọc.
Người Nhật nói rằng mặt trời mọc từ biển Nhật Bản và lặn từ xuống phía Trung Quốc Đại Lục. Hoàng đế Dương Quảng nhà Tùy cũng công nhận điều này.
Vấn đề thứ 3: Vì sao người Nhật được gọi là dân tộc Đại Hòa (Yamato)?
Nhật Bản thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc. Hòa có nghĩa là sự hài hòa, hòa hợp. Ở đây có hai ý nghĩa: Thứ nhất, Nhật Bản là quốc gia coi trọng chủ nghĩa tập thể, sự đoàn kết và hòa thuận; thứ hai, nước này phản đối chủ nghĩa cá nhân và đề cao lòng trung thành với tập thể.
Vì sao gọi là Đại Hòa (Yamato), rất đơn giản, nghĩa là trong một quốc gia nhỏ, nếu mọi người không đoàn kết lại thì sẽ không có sức mạnh.
Vấn đề thứ 4: Samurai là gì?
Samurai là một giai cấp và hiện tượng độc đáo ở Nhật Bản từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Samurai còn có nghĩa là “phục tùng”, “bảo vệ” trong tiếng Nhật.
Các samurai (võ sĩ đạo) sớm nhất là những người nông dân biết sử dụng kiếm và súng. Võ sĩ đạo ra đời vào giữa thế kỷ thứ IX, được gọi là thời đại Heian (Bình An) ở Nhật Bản.
Khi đó, xã hội rối ren, trộm cướp hoành hành khắp nơi. Giới quý tộc tổ chức lực lượng vũ trang tư nhân vì sự an toàn của chính họ. Người Trung Quốc gọi họ là những gia tộc, là người bảo vệ cho các quý tộc. Những người này đã trở thành nguyên mẫu của samurai.
Vào thế kỷ thứ X, triều đình không thể trấn áp sự nổi loạn của các thế lực tại địa phương, và phải dựa vào sức mạnh của các samurai từ khắp nơi trên đất nước. Các samurai càng được triều đình công nhận và trở thành tầng lớp thống trị đặc quyền của Nhật Bản.
Tuy nhiên, không có luật lệ, chẳng nên vuông tròn, các samurai cũng phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và luân lý như chính trực, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, danh tiếng và trung thành. Mất đi những đạo đức này, các samurai chỉ có thể mổ bụng tự sát. Tầng lớp võ sĩ đạo có hơi hướng giống với các hiệp sĩ và quý tộc phương Tây.
Vấn đề thứ 5: Mạc phủ là gì?
Với sự gia tăng của tầng lớp samurai và vai trò xã hội ngày càng tăng, các quý tộc, quan lại và quân nhân có địa vị cao hơn đang thất thế cũng tham gia để thành lập các nhóm samurai. Các nhóm samurai đã chiến đấu và hợp nhất với nhau, để tạo thành một gia tộc samurai.
Trong số đó, 2 gia tộc lớn nhất lúc bấy giờ đều có dòng máu của thiên vương và cũng là quý tộc. Bằng cách này, cấu trúc xã hội ban đầu của Nhật Bản đã bị thay đổi, 3 giai cấp thống trị gồm hoàng gia, quý tộc và các gia tộc võ sĩ đạo được hình thành.
Sau đó, gia tộc samurai dần lớn mạnh hơn, tạo thành một lực lượng mà triều đình phải dựa vào. Gia tộc samurai cũng thay thế quân đội ban đầu, và trở thành lực lượng vũ trang của đất nước.
Mạc phủ Nhật Bản và thiền sư Ikkyu (Nhất Hưu Tông Thuần)
Năm 1156, Thiên hoàng Go-Shirakawa của Nhật Bản và cha là Pháp hoàng Toba tranh quyền đoạt lợi, dẫn đến nội chiến trong nước. Thiên hoàng dựa vào gia tộc samurai của Taira no Kiyomori (Bình Thanh Thịnh) để đánh bại Pháp hoàng và lên ngôi báu.
Từ đó, Taira no Kiyomori trở thành Thái Chính Đại Thần của Nhật Bản, tương đương với tước vị tể tướng, đồng nghĩa với việc quân nhân tham dự triều chính. Vì vậy, với sự độc đoán của quân nhân, quyền lực của thiên vương dần suy giảm.
Sau đó, con trai của Thiên hoàng Go-Shirakawa không cam tâm bị mất đi quyền lực, đã liên kết với Gia tộc Minamoto (hay Genji, Nguyên thị) để đánh bại Gia tộc Taira (Bình thị). Sự hỗn loạn này gây ra hậu quả thậm chí còn tồi tệ hơn.
Người đứng đầu của Gia tộc Minamoto nhất quyết loại bỏ Thiên vương và thành lập Mạc phủ, tức là chính quyền quân sự. Thiên vương trở thành bù nhìn và Nhật Bản bước vào thời kỳ Mạc phủ của chế độ quân chủ ảo.
Mặc dù gia tộc samurai đã phế truất Thiên vương và nắm quyền hành chính, nhưng Thiên vương vẫn giữ quyền bổ nhiệm Mạc chủ của gia tộc samurai. Thiên vương và Mạc phủ lại phát động nhiều đợt tranh giành quyền lực khác.
Năm 1338, Nhật Bản còn xuất hiện “Thời đại Nam – Bắc triều” (tức thời kỳ Nanboku-chō). Trong thời đại này, trong nội bộ nước Nhật tồn tại hai triều đình: Bắc triều do Ashikaga Takauji thiết lập ở Kyoto, và Nam triều thành lập bởi Thiên hoàng Go-Daigo ở Yoshino.
Tiểu hòa thượng Ikkyu trong bộ phim hoạt hình quen thuộc của Nhật Bản “Ikkyu thông minh” thực chất là con trai của Thiên hoàng Go-Komatsu Bắc triều, một tiểu hoàng tử. Nhưng ông ngoại của Ikkyu, lại là một quý tộc ở Nam triều, nghĩa là Ikkyu cũng mang dòng máu Nam triều.
Vì vậy Mạc phủ Bắc triều lúc bấy giờ là Mạc chủ (tức Shogun hay Chinh di Đại tướng quân) không cho phép Hoàng tử Ikkyu, người mang một nửa dòng máu quý tộc Nam triều, được kế thừa ngai vàng. Mạc chủ đã buộc Ikkyu phải xuất gia khi còn trẻ.
Huyết mạch của Thiên hoàng Go-Komatsu, cha của Ikkyu, vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Ông là tổ tiên của Thiên hoàng Nhật Bản hiện tại Akihito.
Trần Tân, Vision Times
Vì sao Thiên Hoàng của Nhật Bản chỉ có tên mà không có họ? Trên lý luận xưa thì Thiên hoàng thậm chí còn không có quốc tịch Nhật Bản...