Vì sao Nga cắt giảm khí đốt cho châu Âu lại khiến châu Á lo 'sốt vó'?

Chia sẻ Facebook
31/07/2022 16:33:47

Tình trạng thiếu hụt trầm trọng đang khiến nhiều người mua tại châu Âu ra sức tích trữ, thu mua càng nhiều các tốt đơn hàng khí đốt, cạnh tranh trực tiếp với những người mua tại châu Á - đa phần là các quốc gia đang gặp khó trong vấn đề năng lượng.


C ác chuyên gia cho biết, đợt cắt giảm dòng khí đốt tự nhiên đến châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 mới đây có nguy cơ làm vấn đề an ninh năng lượng của châu Á bất ổn hơn và có thể đẩy nhanh việc chuyển các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ra khỏi khu vực này.

Ngày 27/7, tập đoàn năng lượng khổng lồ Nga Gazprom đã cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 xuống chỉ còn 20% công suất của đường ống.

Gazprom viện dẫn sự gián đoạn này là để bảo dưỡng tua bin. Song các quan chức châu Âu lại cho rằng động thái mới nhất trong loạt sự cố gây gián đoạn nguồn cung này là có "động cơ" liên quan đến căng thẳng giữa Brussels và Điện Kremlin về xung đột tại Ukraine.

Tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Gazprom của Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu thông qua Nord Stream 1 xuống chỉ còn 20% công suất của đường ống

Các hợp đồng LNG giao kỳ hạn ở châu Âu đã tăng 10% sau khi tin tức trên được đưa ra. Trong khi đó, giá LNG giao ngay tại khu vực Bắc Á cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3.

Các công ty tiện ích ở Hàn Quốc và Nhật Bản đang lo ngại châu Âu sẽ tích trữ nhiều khí đốt hơn khi mùa đông ở Bắc bán cầu đang đến gần và đang nhanh chóng thu mua các đơn hàng LNG càng nhiều càng tốt.

Ông Kaushal Ramesh, nhà phân tích khí đốt tại Rystad Energy có trụ sở tại Singapore, nói với Al Jazeera: "Tác động trực tiếp của việc cắt giảm đường ống Nord Stream sẽ làm tăng sự cạnh tranh đối với những lô hàng LNG vốn đang vô cùng hạn chế."

"Chúng tôi kỳ vọng những người mua ở châu Á có khả năng chi trả, chủ yếu là Nhật Bản và Đài Loan, có thể cạnh tranh được với người mua ở châu Âu. Các giao dịch vật chất ở châu Á hiện đã được đẩy lên mức cao nhất, với 47 USD/MMBTU và mùa đông đang tới rất gần", ông Ramesh cho hay.

Mặc dù có sự chênh lệch đáng kể giá LNG giữa các khu vực, nhưng những năm gần đây, thị trường đã ngày càng toàn cầu hóa. Hiện giá LNG ở châu Á đã bám khá sát với giá ở châu Âu, trong khi Mỹ giảm giá đáng kể do là nước sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới.

Theo ông Ramesh, hiện nay, châu Âu đang thiếu hụt trầm trọng với việc từng bước chuyển đổi nhu cầu sang sử dụng LNG, vì vậy họ đang cạnh tranh với châu Á. Ông cho rằng chừng nào châu Âu vẫn còn thiếu hụt thì giá LNG ở châu Á vẫn tiếp tục bị chi phối.

Ảnh hưởng của việc giá cả tăng cao không có sự đồng đều trong khu vực


Trong khi những quốc gia có tiềm lực tài chính lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc có nguồn dự trữ để đối phó với các đợt giá tăng. Những nước đang phát triển, đặc biệt ở Nam Á, lại đang phải vật lộn để duy trì nguồn điện.

Pakistan đã trải qua thời gian mất điện kéo dài hơn 12 tiếng trong những tuần gần đây khi chính phủ mới phải vất vả để có thêm khí đốt. Tình trạng mất điện kéo dài trong bối cảnh nắng nóng khắc nghiệt đã khiến cho người dân Karachi giận dữ đổ ra đường biểu tình hồi tháng 6.

Vào đầu tháng 7, công ty khí đốt quốc doanh của Pakistan đã thất bại trong vụ tham gia đấu thầu mua 1 tỷ USD khí LNG. Cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến chính phủ của tân Thủ tướng Shehbaz Sharif thêm chật vật khi tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng kinh tế và đàm phán về các gói cứu trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Tại Sri Lanka, nơi tình trạng thiếu hụt năng lượng dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế và chính phủ quốc gia hồi tháng 5, kho dự trữ xăng dầu của nước này đang trên đà cạn kiệt và vẫn chưa tìm ra giải pháp.

Người dân tại Sri Lanka tuyệt vọng vì thiếu nhiên liệu.

Các nhà kinh tế cho rằng, khả năng hồi phục của những quốc gia này sẽ phụ thuộc vào thời gian biến động của giá khí đốt. "Nếu đây là một cuộc khủng hoảng ngắn hạn và sẽ giảm dần trong 6 tháng tới, tôi không mong đợi có thêm nạn nhân lớn nào nữa", Badri Narayanan Gopalakrishnan, một nhà kinh tế tại Delhi, người từng là cố vấn của Ngân hàng Phát triển châu Á.

"Tôi không nghĩ Pakistan sẽ đi theo "vết xe đổ" của Sri Lanka vì nước này đa dạng nguồn cung hơn và năng lực sản xuất nội địa lớn hơn cũng như tương đối ít phụ thuộc vào hàng nhập khẩu đắt tiền.", ông Badri nhận định.


Tốc độ tăng trưởng và phát triển gần đây chắc chắn khiến nhiều quốc gia đang phát triển phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng nhưng điều này vẫn có thể kiểm soát được phần nào nếu họ đa dạng hóa các nguồn năng lượng, như Ấn Độ đang làm. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia đều dễ bị tổn thương nếu tình hình vẫn như vậy kéo dài quá lâu.

Nguồn cung bị thắt chặt nhanh chóng cũng có thể gây tổn hại đến nhu cầu khi giá cả trở nên không bền vững, kết hợp với các yếu tố kinh tế vĩ mô gây bất ổn khác, sẽ làm mờ đi triển vọng kinh tế vốn đã lung lay.

"Xu hướng vĩ mô lớn nhất ảnh hưởng đến lực cầu hiện nay là giá cả", Ramesh nói, "Chúng tôi đang vượt quá khả năng chi trả của hầu hết các lĩnh vực công nghiệp ngay cả ở châu Âu."

"Điều đó có nghĩa là, kết hợp với lạm phát giá năng lượng và thực phẩm nói chung, cũng như việc tăng lãi suất cần thiết để thoát khỏi xu hướng lạm phát - chúng ta không nên giảm tác động phá hủy nhu cầu của một cuộc suy thoái sắp xảy ra."

Giá khí đốt tăng đột biến khi khu vực tìm thêm nguồn cung.

Dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy sự sụt giảm hơn 3% trong quý đầu năm 2020, trong khi sự phục hồi đã kích thích sự hồi sinh với nhu cầu tăng lên 6% vào năm 2021. IEA dự đoán nhu cầu sẽ tăng 2,4% trong năm nay, tương đương với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch.

Tuy nhiên, giá tăng cao có thể đe dọa vị trí của khí đốt trong cơ cấu năng lượng tương lai. IEA dự đoán tiêu thụ khí đốt sẽ giảm nhẹ vào năm 2022, trong khi đã có sự điều chỉnh giảm đáng kể cho triển vọng tăng trưởng của mặt hàng này những năm tới.


Tham khảo: Al Jazeera

Chia sẻ Facebook