Vì sao khủng hoảng chip hiện nay lại đáng lo hơn rất nhiều?
Cơn khát chip làm gián đoạn sản xuất xe hơi, tăng giá thiết bị điện tử và gây lo ngại trên toàn cầu nay đã tìm thấy nạn nhân mới: các hãng thiết bị sản xuất bán dẫn.
Thời gian chờ để được nhận máy sản xuất chip - một trong các cỗ máy phức tạp nhất thế giới - đã kéo dài trong vài tháng gần đây. Vào đầu mùa dịch, mất vài tháng từ khi đặt hàng cho tới khi giao hàng. Trong một số trường hợp, khách hàng phải chờ 2 - 3 năm. Ngay cả những đơn đặt hàng cũ cũng chậm trễ.
Vì vậy, hi vọng sớm giải tỏa được cơn khát chip trở nên mong manh hơn nhiều. Bắt nguồn từ nhu cầu laptop và thiết bị điện tử tăng đột biến do xu hướng làm việc, học tập tại nhà trong dịch Covid-19, cuộc khủng hoảng nhanh chóng trở thành vấn đề trầm trọng của cả ngành công nghiệp. Nhiều lãnh đạo các hãng chip dự đoán, khủng hoảng có thể kéo dài sang năm 2023, 2024 hoặc lâu hơn.
Tom Caulfied, CEO hãng sản xuất chip GlobalFoundries, không cho rằng vào cuối năm 2022, cung cầu sẽ cân bằng. Còn theo Doug Lefever, CEO Advantest America, thời gian sản xuất loại máy dùng để kiểm tra chip mới chế tạo hoạt động chuẩn xác không đã tăng gấp đôi hoặc hơn. Những chiếc máy này cần tưới 250.000 bộ phận và chỉ một gián đoạn nhỏ trong chuỗi cung ứng cũng làm cả quá trình bị hoãn. Ông dự báo tình trạng này còn kéo dài.
Ganesh Moorthy, CEO Microchip Technology – nhà sản xuất chip vi điều khiển chuyên xử lý dữ liệu trong tất cả các loại thiết bị điện tử - nói công ty đang xem các nhà cung ứng thiết bị chip là khách hàng ưu tiên, thay vì các nhà sản xuất thiết bị y tế như đầu dịch.
Các công ty chip nhấn mạnh nếu đơn hàng được ưu tiên, cuộc khủng hoảng chip sẽ “dễ thở” sớm hơn. “Hiệu ứng số nhân” được nhắc đến trong một sách trắng gần đây. Cụ thể, một công cụ kiểm tra cần khoảng 80 chip chuyên dụng, có thể lập trình lại sau khi sản xuất. Nó sẽ hỗ trợ sản xuất 320.000 con chip cùng loại mỗi năm.
Các công cụ không phải vấn đề hóc búa duy nhất. Những thách thức khác bao gồm khó khăn khi tuyển lao động làm việc trong các nhà máy mới, thiếu nguồn cung hóa chất cần thiết, thiếu chất nền (substrate) gắn chip với bảng mạch.
Cùng lúc này, nhu cầu chưa có dấu hiệu chậm lại. Doanh số ngành công nghiệp chip đạt 500 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2021 và có thể tăng gấp đôi vào cuối thập kỷ. Thời gian chờ giao chip lâu kỷ lục. Theo ước tính của hãng tài chính Susquehanna vào tháng 4, phải chờ hơn 6 tháng để được giao hàng.
Dù vậy, “nỗi đau” có thể được xoa dịu trong một số lĩnh vực, theo Peter Hanbury, đối tác chuyên về công nghệ chip tại Bain & Co. Với các nhà máy sản xuất chip đời cũ dùng cho xe hơi mới xuất hiện, căng thẳng chuỗi cung ứng sẽ được giải tỏa, dù nguồn cung chip hiện đại trong thiết bị điện tử chưa cải thiện.
ASML Holding, công ty Hà Lan chuyên chế tạo những thiết bị sản xuất chip đắt tiền và tân tiến nhất thế giới, dự đoán cầu tiếp tục vượt cung trong năm sau. Họ đang làm việc với các nhà cung ứng để xem có sản xuất thêm được công cụ đáp ứng nhu cầu hay không, song điều này không thể xảy ra trước năm 2025. Ngay cả khi đã giao hàng, vẫn cần thời gian để các nhà sản xuất chip tận dụng đầy đủ máy móc.
Vấn đề giao hàng làm ảnh hưởng đến doanh thu của một số doanh nghiệp. Tim Archer, CEO Lam Research - một trong các công ty thiết bị bán dẫn lớn nhất toàn cầu - cho biết khủng hoảng linh kiện đồng nghĩa họ không thể được hưởng lợi trọn vẹn từ nhu cầu mạnh mẽ.
Gián đoạn thiết bị sản xuất chip xuất hiện trong bối cảnh hàng loạt nhà sản xuất chip lên kế hoạch mở rộng quy mô. Chẳng hạn, TSMC – nhà thầu sản xuất chip lớn nhất hành tinh – dự định chi 100 tỷ USD đến năm 2024 để tăng công suất. Intel sẽ xây nhà máy tại Arizona, Ohio (Mỹ) và Đức trong thập niên tiếp theo.
CEO Intel Pat Gelsinger thừa nhận cung – cầu sẽ cân bằng muộn hơn so với dự tính trước đó. Thiếu hụt thiết bị cản trở khả năng cung ứng của cả ngành. Dù vậy, kế hoạch đối với các nhà máy mới của Intel vẫn không thay đổi.
Theo tổ chức công nghiệp SEMI, hơn 90 nhà máy chip dự kiến bắt đầu sản xuất từ năm 2020 đến năm 2024. Đây là con số lớn nếu xét tới việc chỉ một công cụ sản xuất cũng có chi phí hàng triệu USD. Bất chấp gián đoạn nguồn cung, doanh số thiết bị sản xuất chip năm nay có thể chạm mốc 100 tỷ USD, ngưỡng mà nhiều cựu binh trong ngành từng cho rằng còn lâu mới đạt được.
Dù nhu cầu dần chậm lại so với đỉnh dịch và tỉ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến chi tiêu, các lãnh đạo ngành chip tin rằng sự chuyển dịch thị trường về lâu dài như chuyển sang xe điện, tăng cường tự động hóa công nghiệp hay sự phổ biến của thiết bị thông minh… sẽ giữ cho các nhà máy luôn bận rộn và kéo dài cuộc khủng hoảng chip.
Du Lam (Theo WSJ)
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Ra mắt MobiFone Smart Sales – Bộ giải pháp Quản trị kinh doanh doanh nghiệp thời đại 4.0
icon 0
Từ tháng 4/2022, MobiFone chính thức ra mắt bộ sản phẩm MobiFone Smart Sales - Giải pháp quản trị bán hàng 4.0 giúp cho việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên dễ dàng, hiệu quả và tiết kiệm.
Bill Gates: Elon Musk có thể làm Twitter tệ hơn icon 0
Bill Gates không dám chắc về động cơ mua Twitter của Elon Musk, cũng như cho rằng mạng xã hội phải đóng vai trò trong việc ngăn chặn tin giả phát tán.
Vỡ mộng phát hành trái phiếu Bitcoin, El Salvador nhiều rủi ro trở thành quốc gia vỡ nợ tiếp theo
icon 0
Kể từ khi El Salvador từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán với IMF và dùng Bitcoin làm đồng tiền pháp danh vào năm ngoái, nhà đầu tư đã 'mất kiên nhẫn' với trái phiếu chính phủ nước này.
Phía sau việc Việt Nam lọt top thế giới về độ phổ biến tiền điện tử và theo đuổi blockchain khi “chưa giàu”
icon 0
TS. Đinh Ngọc Thạnh, Founder Vietnam Blockchain Innovation, Giảng viên Khoa CNTT-Truyền thông, ĐH Soongsil (Hàn Quốc) cho rằng: “Tôi thấy mức độ quan tâm tới blockchain của Việt Nam rất lớn, nhưng vẫn đang chủ yếu ở bề nổi, liên quan đến crypto hơn”.
Naver, Kakao chạy đua trí tuệ nhân tạo icon 0
Khi công nghệ số trở thành động lực tăng trưởng chính trong mọi ngành công nghiệp, Naver và Kakao cũng chạy đua trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) cho công cụ tìm kiếm và giải pháp logistics.
XEM THÊM BÀI VIẾT