Vì sao Grab, Gojek chưa giảm giá cước khi giá xăng giảm - ICTNews
Theo dự kiến, nhiều hãng taxi sẽ giảm giá cước trong vài ngày tới. Điều này sẽ gây thêm các áp lực giảm giá đối với hãng xe công nghệ
Các hãng taxi truyền thống giảm cước gây áp lực lên taxi công nghệ
Theo Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng, một số hãng taxi tại Hà Nội đã thực hiện điều chỉnh giảm giá cước. Các hãng xe còn lại đang đợi cơ quan quản lý phê duyệt mức giá cước mới khi giá xăng đã hạ nhiệt.
Trước đó, ngày 12/8, Hiệp hội taxi Hà Nội đã có công văn gửi đến các doanh nghiệp đề nghị giảm giá cước từ 500 – 1.000 đồng/km, nhằm thực hiện theo văn bản của Sở GTVT Hà Nội. Theo dự kiến, các hãng xe công bố điều chỉnh giảm giá trong vài ngày tới.
Nói về việc chậm điều chỉnh cước dù xăng đã giảm vài lần, ông Hùng cho biết, mỗi lần điều chỉnh giá cước cần có thời gian khi các hãng phải thông báo và chờ cơ quan quản lý phê duyệt giá. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng cần mất thêm một khoản chi phí do phải kiểm định lại đồng hồ, in ấn các bộ nhận diện giá dán bên ngoài xe.
Đó là chưa kể, giá xăng sau nhiều lần điều chỉnh vẫn ở mức 24.600 đồng, tức là cao hơn thời điểm tháng 1/2022 khoảng 1.400 đồng. Trong khi đó, giá xăng hiện chỉ chiếm khoảng 30% so với cơ cấu thành giá của các hãng taxi, trong khi còn rất nhiều chi phí khác.
Theo tính toán, giá cước xe taxi giảm khoảng 5 – 10%, đưa mức giá về bằng với thời điểm đầu năm nay. Một số nguồn thông tin của ICTnews cho thấy, các hãng xe công nghệ đang theo dõi diễn biến giá xăng nhưng vẫn chưa có động thái giảm giá. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giảm giá của các hãng xe taxi truyền thống sẽ tạo thêm áp lực cho các hãng xe công nghệ trong bối cảnh hiện nay.
Hồi tháng 3, các hãng xe công nghệ là Grab và Gojek phải công bố tăng giá cước nhiều dịch vụ trong bối cảnh giá xăng liên tục tăng cao. Giá dịch vụ GrabCar tăng thêm 2.000 cho 2km đầu tiên và thêm 500 đồng cho mỗi km tiếp theo. Giá GrabBike tăng tương ứng là 1.000 và 300 đồng.
Gojek cũng tăng giá GoRide thêm khoảng 1.000 đồng cho 2km đầu tiên và 500 – 900 đồng với mỗi km tiếp theo. Dịch vụ GoFood tăng khoảng 1.000 đồng.
Trao đổi với ICTnews về vấn đề liên quan tới giá cước, đại diện Gojek cho biết kể từ thời điểm xăng liên tục tăng giá (từ tháng 3 tới nay), Gojek thực hiện điều chỉnh giá duy nhất 1 lần cho dịch vụ GoRide và GoFood vào hồi tháng 3. Hãng gọi xe cho biết, giá được điều chỉnh chủ yếu bởi tình hình cung - cầu trên thị trường.
Các chính sách giá và ưu đãi của Gojek được thay đổi linh hoạt tùy vào tình hình thực tế của thị trường để mang lại thu nhập xứng đáng cho tài xế, đồng thời nhằm khuyến khích các tài xế duy trì hoạt động với hiệu suất ổn định để đảm bảo nguồn cung.
Về việc hãng liệu có điều chỉnh giảm cước khi giá xăng hạ nhiệt hay không, Gojek cho biết: “Chính sách giá và các chương trình ưu đãi dành cho tài xế sẽ được linh hoạt thay đổi phù hợp với các thay đổi của thị trường và được cân nhắc điều chỉnh bởi nhiều yếu tố khác nhau mang tính chất dài hạn, nhằm mang lại thu nhập xứng đáng, ổn định cho tài xế, đồng thời nhằm khuyến khích các tài xế duy trì hoạt động với hiệu suất ổn định để đảm bảo nguồn cung” .
Trong khi mức giá taxi truyền thống – taxi công nghệ đang tiệm cận nhau, các hãng xe truyền thống hiện cũng đang đẩy mạnh phát triển các ứng dụng cũng như kênh trực tuyến cho người dùng ứng dụng. Theo thống kê, người dùng ứng dụng chiếm khoảng 30% bên cạnh các phương thức gọi xe truyền thống. Điều này cũng khiến áp lực cạnh tranh với xe công nghệ ngày càng tăng.
Duy Vũ
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Nộp lệ phí nguyện vọng xét tuyển đại học 2022 khi nào?
icon 0
17h00 ngày 20/8 là thời hạn cuối cùng để thí sinh điều chỉnh đăng ký nguyện vọng trên hệ thống thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Ngay sau đó sẽ là thời gian mở mục nộp lệ phí.
FPT Smart Cloud đạt giải thưởng quốc tế Stevie® cho Công ty công nghệ sáng tạo
icon 0
Ngày 17/08/2022, Công ty TNHH FPT Smart Cloud (thuộc Tập đoàn FPT) là công ty Châu Á được Stevie Awards vinh danh tại hạng mục Doanh nghiệp Công nghệ Sáng tạo (Most Innovative Tech Company).
Ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp mới ở thời kỳ đầu
icon 0
Thị trường điện toán đám mây Việt Nam tăng trưởng kép, dự kiến đạt mức 18,8% và doanh thu 553 triệu USD vào năm 2026. Tuy nhiên, các ứng dụng dịch vụ trên nền tảng đám mây mới trong thời kỳ đầu.
Công nghệ livestream 360 độ của TV360 giúp “Sống Gallery” đạt giải thưởng quốc tế danh giá
icon 0
TV360 – Sống Gallery vừa chiến thắng giải Bạc, hạng mục Thương hiệu trải nghiệm khách hàng của năm (Brand Experience of the Year – Consumer) tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế, IBA Stevie Awards (IBA).
FPT cùng tỉnh Thừa Thiên Huế hợp tác phát triển y tế thông minh
icon 0
Với thỏa thuận hợp tác mới ký kết, FPT IS và Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ cùng triển khai nhiều nội dung, trong đó có việc xem xét tích hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh thông minh vào nền tảng Hue-S.
Chủ tịch VINASA: ‘Chính quyền tỉnh, thành phố cần coi dữ liệu là sức mạnh’
icon 0
Nhấn mạnh chính quyền tỉnh, thành phố cần coi dữ liệu chính là sức mạnh, Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa cho rằng, khai thác dữ liệu triệt để sẽ là nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số tại địa phương.
Kiến tạo mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh lấy người dân làm trung tâm
icon 0
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Thừa Thiên Huế đã từng bước kiến tạo nên một mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh lấy người dân làm trung tâm, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số vì cuộc sống tốt đẹp hơn.
XEM THÊM BÀI VIẾT