Vì sao giường của Hoàng đế Trung Hoa trên phim 'cung đấu' chỉ rộng 1m?
Báo VTC ngày 24/05/2023 đưa thông tin với tiêu đề: "Vì sao giường của Hoàng đế Trung Hoa trên phim "cung đấu" chỉ rộng 1m?" cùng nội dung như sau:
Công chúng thường nghĩ giường ngủ của bậc đế vương Trung Hoa sẽ rất lớn nhưng thực tế thì không phải vậy.
Công chúng thường nghĩ giường ngủ của bậc đế vương Trung Hoa sẽ rất lớn nhưng thực tế thì không phải vậy. Phổ Nghi chơi trốn tìm ở Dưỡng Tâm điện, không ngờ tìm thấy mật chiếu của hoàng đế Ung Chính: Đó là gì? Được vua Càn Long hết mực yêu thương nhưng mỹ nhân này lại có kết cục buồn, khiến hoàng đế phải dành cả đời để tiếc thương Khang Hi lần đầu ăn socola, nhìn hướng dẫn hơn 900 từ, hoàng đế đã nói gì?
Cung đấu là thể loại phim từng làm mưa làm gió trong lĩnh vực truyền hình của Trung Quốc. Rất nhiều bộ phim thuộc thể loại này được khán giả Việt Nam đón xem như: Hậu cung Như Ý truyện, Hậu cung Chân Hoàn truyện, Diên Hy công lược...
Nội dung các bộ phim này xoay quanh cuộc chiến của các phi tần để giành sự sủng ái của vua. Chính vì thế, trong các bộ phim này thường xuyên xuất hiện các cảnh quay thị tẩm.
Và điều khiến các fan của phim cung đấu thắc mắc là tại sao Hoàng đế Trung Hoa sống trong Tử Cấm Thành, nơi có quy mô rộng lớn lên tới 72ha với 800 cung điện lớn nhỏ khác nhau nhưng chỉ nằm trên chiếc giường cực kỳ hẹp? Nó chỉ dài khoảng 2m và rộng 1m.
So với ngày nay, kích thước này khá chật hẹp, thậm chí không mang đến giấc ngủ thoải mái nhưng điều lạ là thời xưa, không chỉ hoàng đế mà hoàng hậu và các phi tần đều dùng một kiểu giường như thế.
Giường của các Hoàng đế Trung Quốc thường rất nhỏ và hẹp. (Ảnh phim: Diên Hy công lược).
Mong muốn có sự trường thọ
Người xưa rất coi trọng sự trường thọ, nhiều bậc đế vương còn khao khát cuộc sống ''trường sinh bất tử''. Vì thế để kéo dài tuổi thọ, không ít vị vua Trung Hoa cho người đi tìm tiên dược trường sinh, thậm chí còn mù quáng tin vào phương sĩ có thể điều chế tiên dược mà mất mạng.
Ngoài việc tìm kiếm loại thuốc “trường sinh”, họ còn có nhiều hình thức lễ nghi, quan niệm,... để gửi gắm mong muốn có cuộc sống sự trường thọ. Trong tiếng Trung, từ "giường" gần giống với từ "trường", từ "sấu" với nghĩa chật hẹp đồng âm với từ "thọ". Từ "giường hẹp" khi phát âm nghe gần giống với từ "trường thọ". Vì vậy không chỉ trong hoàng cung, các vị vua sử dụng những kiểu giường có kích thước hẹp với mong muốn có thể kéo dài tuổi thọ.
Phù hợp với diện tích phòng
Vào thời phong kiến, người xưa coi việc xây dựng phòng ốc là chuyện đại sự, ảnh hưởng trực tiếp đến gia chủ. Cho nên có rất nhiều những điều cấm kỵ trong việc xây dựng, bài trí không gian.
Đối với người Trung Quốc, phòng ngủ quá lớn sẽ dễ dẫn tới tai họa ập đến bất ngờ. Phòng ngủ càng hẹp thì mang đến điều tốt lành cho chủ nhân.
Thiết kế giường có kích thước nhỏ để phù hợp với diện tích phòng trong hoàng cung.
Do đó, trong hoàng cung, các căn phòng, đặc biệt là tẩm điện của vua đa phần đều được thiết kế thấp và hẹp nhất. Diện tích phòng ngủ không bao giờ vượt quá 10m2. Để phù hợp với không gian căn phòng này, những chiếc giường cũng sẽ được thiết kế nhỏ gọn hơn.
Bên cạnh đó, những gian phòng trong cung điện thường được xây dựng bằng gỗ. Thông thường, sức chịu nặng của gỗ có hạn. Vì thế, xà ngang càng nhỏ thì căn phòng sẽ càng chắc chắn. Những chiếc giường vì thế cũng được thiết kế với kích thước tương xứng để tiện cho việc bố trí, sắp xếp căn phòng.
Dựa vào số lượng phi tử trong cung
Hoàng đế Trung Hoa sở hữu dàn hậu cung với hàng nghìn cung tần mỹ nữ. Hầu hết các phi tử đều có tẩm cung riêng, Do đó, số phòng mà triều đình cấp cũng là một con số không hề nhỏ. Hơn nữa, hoàng đế chỉ có một và không thể ngày nào cũng có thể ghé thăm tất cả các phi tần.
Triều đình xây phòng với diện tích nhỏ bởi số lượng phi tần trong cung lớn.
Theo quy định triều đình, nếu được chỉ định thị tẩm, các phi tần sẽ được đưa đến tẩm điện của hoàng đế. Trong trường hợp hoàng thượng đến tẩm cung của phi tần, vua sẽ chỉ được nghỉ ngơi ở đó 2 tiếng, rồi sau đó sẽ quay trở về cung của mình. Để tiết kiệm ngân sách, triều đình đã quyết định xây phòng của các phi tần với diện tích nhỏ.
Đó là lý do các Hoàng đế Trung Quốc dù có cuộc sống xa hoa nhưng giường ngủ lại chỉ rộng khoảng 1m.
Trước đó, báo Dân trí ngày 22/11/2023 cũng có bài đăng với thông tin: "Vị Hoàng đế Trung Hoa cả đời chỉ có một vợ, không cảnh "5 thê 7 thiếp"". Nội dung được báo đưa như sau:
Một trong những "đặc quyền" của Hoàng đế thời kỳ phong kiến Trung Hoa đó là chốn hậu cung rất đông thê thiếp.
Theo tài liệu cổ được sử sách ghi chép, vào thời nhà Đường, vua Đường Huyền Tông (685-762) có 24 phi tần. Tiếp đó, chốn hậu cung của vua Khang Hi (1654-1722) thời nhà Thanh có 67 phi tần. Thời Hoàng đế Càn Long (1711-1799) có 41 phi tần.
Hình ảnh minh họa Hoằng Trị Đế (Ảnh: Sohu).
Nhưng vua Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường (1470-1505) được các chuyên gia sử học nhận định là một vị Hoàng đế rất đặc biệt.
Ông là vị vua "có một không hai" trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến khi cả cuộc đời chỉ sống chung thủy với một người vợ duy nhất. Bà là Hoàng hậu Trương Thị. Chốn hậu cung của vị vua này cũng không có cảnh tượng "5 thê 7 thiếp" như nhiều Hoàng đế khác.
Minh Hiếu Tông là vị Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Minh. Ông trị vì 18 năm, lấy niên hiệu Hoằng Trị, nên còn gọi là Hoằng Trị Đế.
Các sử gia đã ghi nhận thời kỳ này Hoằng Trị đế là một trong những vị Hoàng đế rất đáng nhận nhiều lời tán dương của nhà Minh. Thậm chí, ông còn được so sánh với Minh Thành Tổ.
Dưới sự trị vì của Minh Hiếu Tông, xã tắc nhà Minh thời kỳ đó có nền kinh tế ổn định, hưng thịnh. Ông cũng bãi chức nhiều quan tham, hoạn quan lộng hành, cải cách chính trị, trọng dụng hiền tài, giúp Đại Minh càng phồn thịnh.
Ở khía cạnh đời sống cá nhân, quan điểm của Hoằng Trị đế rất khác biệt so với nhiều đời vua trước đó. Khi thiết triều, nhiều đại thần dâng tấu xin vua nạp thêm phi tần nhưng ông đều từ chối.
Vị Hoàng đế Trung Hoa cả đời chỉ có một vợ, không cảnh "5 thê 7 thiếp" (Nguồn video: Pear).
Phải chăng Minh Hiếu Tông không đam mê nữ sắc hay còn nguyên nhân nào ẩn giấu?
Các nhà sử học khi nghiên cứu về Minh Hiếu Tông cho biết, ông sinh ra trong hoàn cảnh khó nhọc. Thời điểm mang thai ông, mẹ ông là Kỷ phi bị Vạn phi (sủng phi của Minh Hiến Tông) đố kỵ, ganh ghét.
Vạn phi đã sai người đầu độc Kỷ phi. Tuy nhiên, người cung nữ được giao nhiệm vụ này do thương xót Kỷ phi và đứa bé trong bụng nên tìm cách cho hai mẹ con một đường sống.
Hoàng hậu Trương Thị, người vợ duy nhất của Hoằng Trị Đế (Ảnh: WK).
Kỷ phi sau khi sinh con trai phải nuôi con lén lút trong lãnh cung. Tới khi Minh Hiếu Tông lên 6 tuổi mới được gặp cha là Hoàng đế Minh Hiến Tông lần đầu.
Sau này, khi Minh Hiếu Tông được lập làm Thái tử, Vạn Quý Phi đã hạ độc vào thức ăn rồi mời ông tới dùng bữa. Ngay từ nhỏ do sống trong sự khốn khó và được dặn phải cảnh giác cao độ nên Minh Hiếu Tông không ăn bất cứ thứ gì. Nhờ đó, ông thoát chết qua kiếp nạn này.
Vạn Quý Phi hiểu rằng, nếu Minh Hiếu Tông lên ngôi, người đầu tiên sẽ bị tiêu diệt là chính mình. Bà van xin Hoàng đế Minh Hiến Tông phế truất Thái tử.
Đúng thời điểm này trùng hợp với sự kiện núi Thái Sơn xảy ra động đất. Các quan trong triều đình vội dâng sớ, tâu với Hoàng đế rằng, đây là điềm báo từ trời đất, không thể phế truất Thái tử. Nhờ đó, Minh Hiếu Tông lại một lần nữa thoát nạn.
Chứng kiến cảnh tranh giành, đố kỵ của nữ nhân giữa chốn hậu cung trở thành nỗi ám ảnh không thể xóa mờ khiến Minh Hiếu Tông quyết định cả cuộc đời chỉ gắn bó duy nhất với một người vợ, không nạp thêm phi tần. Ông chấp nhận gạt bỏ những lạc thú để dẹp loạn "sóng gió nơi hậu cung".
Theo sử sách cổ, cuộc sống của Hoằng Trị Đế và Trương Hoàng hậu diễn ra êm đềm, bình lặng. Họ có chung với nhau 2 con trai và một con gái.