Vì sao dự đoán ‘ngày tận thế’ của nền tài chính Trung Quốc chưa trở thành sự thật?
Vì sao dự đoán ‘ngày tận thế’ của nền tài chính Trung Quốc chưa trở thành sự thật?
Tờ “ The New York Times” đăng bài viết “Vì sao ‘ngày tận thế của nền tài chính Trung Quốc’ không trở thành sự thật” . Tác giả Trần Chí Vũ viết rằng vụ vỡ nợ của tập đoàn bất động sản Evergrande không phải là lần đầu tiên chúng ta nghe được dự đoán về ‘ngày tận thế’ của tài chính Trung Quốc.
Hơn một năm trước, nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande Group, gánh khoản nợ hơn 300 tỷ USD và đang trên bờ vực sụp đổ. Nhiều người đã cảnh báo rằng một vụ vỡ nợ thảm khốc sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và thậm chí có thể gây ra suy thoái toàn cầu . Nhưng không hẳn là vậy. Mặc dù Evergrande chưa thoát khỏi khó nạn, nhưng sau khi được Chính phủ Trung Quốc nhúng tay vào giúp đỡ, tái cấu trúc lại phần lớn các khoản nợ, vụ vỡ nợ thảm khốc đã được ngăn chặn. Cho đến tháng này thì Evergrande không còn là một tin tức nóng, trong khi một mối đe dọa mới đối với trật tự tài chính toàn cầu xuất hiện: Ngân hàng Silicon Valley của Mỹ sụp đổ.
Những rắc rối của Evergrande không phải là lần đầu tiên chúng ta nghe dự đoán về sự sụp đổ tài chính của Trung Quốc. Thông thường cứ vài năm chúng lại có xu hướng xuất hiện trở lại. Nhưng Phố Wall, truyền thông phương Tây và các nhà kinh tế lặp lại dự đoán này đã mắc một sai lầm cơ bản, đó là áp dụng logic thị trường thuần túy vào nền kinh tế Trung Quốc, nên logic này sẽ không hiệu quả.
Bất chấp việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, tiến hành cải cách kinh tế hàng thập kỷ, và hội nhập chậm và chắc chắn vào hệ thống tài chính toàn cầu, nhưng nước này vẫn chưa hoàn toàn là một nền kinh tế thị trường.
Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có thể thách thức nền kinh tế chính thống vô thời hạn, và hệ thống tài chính của nước này đã nợ nần chồng chất ở mức đáng báo động. Nhưng vì Chính phủ Trung Quốc có quyền lực gần như vô hạn trong việc điều tiết các nguồn lực – và phân chia khó nạn – để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng, họ thường ra lệnh cho các ngân hàng và các chủ nợ khác chấp nhận mất mát vì đại cục, trước khi mọi việc vượt quá tầm kiểm soát. Và Evergrande là một ví dụ điển hình về việc này.
Các quan chức Trung Quốc đã bắt tay vào việc, tập hợp các giám đốc điều hành, chủ nợ và người mua tài sản tiềm năng của Evergrande, để bắt đầu tái cơ cấu khoản nợ của công ty. Những người cho vay trong nước cuối cùng đã đồng ý cho Evergrande thêm thời gian để trả các khoản vay. Một thỏa thuận để giải quyết những khoản nợ nước ngoài của Evergrande cũng được cho là sắp đạt được.
Bàn tay của chính phủ có mặt ở khắp mọi nơi. Đất đai, tài sản cơ bản nhất của Trung Quốc, đều do nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát. Giá trị của đồng tiền Trung Quốc, đồng Nhân dân tệ, cũng được quản lý bởi chính phủ. Các cơ quan quản lý được cho là sẽ can thiệp vào giao dịch chứng khoán của Trung Quốc.
Hầu hết các công ty lớn nhất và quyền lực nhất của Trung Quốc đều thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm tất cả các ngân hàng lớn. Các giám đốc điều hành của họ thường là đảng viên ĐCSTQ. Đảng kiểm soát việc bổ nhiệm những người đứng đầu. Đảng ủy nội bộ của công ty sẽ đảm bảo hơn nữa rằng nhiều quyết định kinh doanh quan trọng phù hợp với chính sách của chính phủ.
Ngay cả các công ty tư nhân hoạt động tốt, có sức ảnh hưởng cũng có thể bị yêu cầu tái cấu trúc một cách khó khăn, hoặc cắt giảm một số hoạt động nhất định. Cuộc đàn áp của chính phủ đối với nhà lãnh đạo thương mại điện tử Alibaba, và những ‘gã khổng lồ’ công nghệ khác của Trung Quốc từ năm 2020 đã cho thấy điểm này.
Suy cho cùng, tất cả những điều này là nhằm duy trì sự ổn định xã hội, vốn là ưu tiên tuyệt đối của ĐCSTQ. Chính phủ không khoan dung đối với tình trạng khó khăn tài chính, hoặc thất bại kinh doanh lớn có thể châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên đường phố. Sự kiểm soát của chính phủ đối với lĩnh vực kinh doanh sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.
Nhưng cách giải quyết theo kiểu Evergrande của Trung Quốc – xoa dịu cuộc khủng hoảng trong ngắn hạn – đã không đưa ra các cải cách để xây dựng một nền kinh tế thị trường lành mạnh vốn cho phép các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả phá sản. Thời gian dài, điều này sẽ dẫn đến kiệt quệ tài chính lặp đi lặp lại. Hạ cánh mềm có thể trở nên khó đạt được hơn. Trung Quốc có thể đã phải đối mặt với những thách thức kinh tế khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu mở cửa với thế giới bên ngoài vào cuối những năm 1970, như nợ cao, lĩnh vực bất động sản yếu kém, suy thoái kinh tế kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, dân số già và giảm, và tình hình căng thẳng trong quan hệ thương mại và ngoại giao với Mỹ.
Chuyên gia kinh tế Milton Ezrati (Mỹ) chỉ ra vấn đề lạm dụng quyền lực của ĐCSTQ đã phản tác dụng, gây thiệt hại cho nền kinh tế, khiến một số lượng lớn các công ty đang sẵn sàng rời khỏi Trung Quốc, dẫn đến hiện trạng thất nghiệp nghiêm trọng tại nước này. Ông nhấn mạnh xu thế “tách rời” mà Chính phủ Mỹ thường chỉ ra rõ ràng đã bắt đầu, nhưng “chủ yếu là vì lý do thị trường, không phải do Mỹ hay bất kỳ chính phủ phương Tây nào khác ép buộc”.
Liên đoàn Công đoàn Trung Quốc vô tình công bố tình trạng thất nghiệp đáng sợ
Bình Minh (t/h)
Liên đoàn Công đoàn Trung Quốc vô tình công bố tình trạng thất nghiệp đáng sợ 1/5 những người có việc làm ở Trung Quốc đang làm các công việc như giao đồ ăn, chuyển phát nhanh, và chạy xe công nghệ.