Vì sao đêm đầu tiên của 'Đường Thái Tông' Lý Thế Dân và Võ Tắc Thiên lại phá tan lịch sử, vượt qua mọi hoàng đế thời phong kiến?

Chia sẻ Facebook
12/07/2024 05:38:53

Ngày 16/10/2023 báo Doanh nghiệp có bài Vì sao đêm đầu tiên của 'Đường Thái Tông' Lý Thế Dân và Võ Tắc Thiên lại phá tan lịch sử, vượt qua mọi hoàng đế thời phong kiến?

Đêm hôm đó, Lý Thế Dân đến cung điện sớm, và vừa đến gần Võ Tắc Thiên...

Theo ghi chép lịch sử, Võ Tắc Thiên có bốn con trai và hai con gái. "Đường Thái Tông" Lý Thế Dân có tổng cộng 35 người con. Tuy nhiên, dù là thê thiếp của Lý Thế Dân, Võ Tắc Thiên cũng không sinh con cho ông. Trên thực tế, điều kỳ lạ này có liên quan đến quyết định của Lý Thế Dân.

Ở tuổi 14, Võ Tắc Thiên vẫn đang sống yên ổn ở nhà. Tuy nhiên, vì lúc đó Võ Tắc Thiên đã là một mỹ nhân nổi tiếng nên sau khi Lý Thế Dân biết chuyện này, ông đã ra lệnh cho thái giám đưa nàng vào hậu cung. Sau đó, do công việc triều chính bận rộn, Lý Thế Dân thậm chí đã quên mất sự tồn tại của Võ Tắc Thiên.

Dù lúc đó Võ Tắc Thiên mới 14 tuổi nhưng nàng đã ý thức không muốn làm góa phụ cả đời như những người phụ nữ khác trong cung. Để được Lý Thế Dân sủng ái, Võ Tắc Thiên cũng dùng hết sức của mình, cuối cùng, được thái giám đã nhắc đến tên trước mặt Lý Thế Dân.

Vì vậy, một đêm, Lý Thế Dân bảo thái giám mình muốn ở lại qua đêm trong cung của Võ Tắc Thiên. Đêm hôm đó, Lý Thế Dân đến cung điện sớm, và vừa đến gần Võ Tắc Thiên, bầu trời đột nhiên nổ sấm sét. Vô tình, một tia sét đánh thẳng vào cung điện, một mảnh gỗ bị bắn xuống thẳng về phía Lý Thế Dân. Vào thời khắc quan trọng, Võ Tắc Thiên đã đẩy Lý Thế Dân ra và giúp ông thoát khỏi thảm họa.

Mặc dù tai họa đã tránh được nhưng Lý Thế Dân cho rằng đó là một điềm xấu, thậm chí còn cho rằng Võ Tắc Thiên là một người phụ nữ không may mắn. Vì vậy, đêm đó, Lý Thế Dân đã quyết định không đến gần Võ Tắc Thiên nửa bước. Sự việc này cũng là điều hiếm có trong lịch sử mỗi khi các vị vua muốn thị tẩm ai đó. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến Võ Tắc Thiên không bao giờ sinh con cho Lý Thế Dân. Tuy nhiên, sau tất cả, Võ Tắc Thiên đã tự giúp mình tránh khỏi thảm họa, để thưởng cho người phụ nữ này, Lý Thế Dân đã đặt tên cho Võ Tắc Thiên là Mị Nương.

Báo VnExpress ngày 26/11/2023 có bài Những nam sủng của Võ Tắc Thiên.

Võ Tắc Thiên (624-705) là một phi tần ở hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị. Năm 690, bà trở thành Hoàng đế triều đại Võ Chu do bà sáng lập, tồn tại đến năm 705, làm gián đoạn nhà Đường. Bà là mẹ của hai vị hoàng đế kế tiếp, Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán.

Cựu Đường Thư, bộ sách do sử quan thời Hậu Tấn (907-960) biên soạn về lịch sử thời Đường (618-907), ghi chép Võ Tắc Thiên từng nuôi nam sủng. Tiêu chuẩn để trở thành nam sủng của bà là thân thể tráng kiện, mặt mũi anh tuấn.

Cuộc đời Võ Tắc Thiên có 4 nam sủng nổi tiếng. Người đầu tiên là Phùng Tiểu Bảo, làm nghề bán dược liệu ở thành Lạc Dương. Phùng Tiểu Bảo là tình nhân của thị nữ trong phủ Thiên Kim công chúa, con gái nuôi của Võ Tắc Thiên.

Thị nữ lén lút đưa Phùng Tiểu Bảo vào phủ để hẹn hò và bị Thiên Kim công chúa phát hiện. Thiên Kim công chúa muốn lấy lòng mẹ nuôi, bèn dâng Phùng Tiểu Bảo cho Võ Tắc Thiên. Với thân thể tráng kiện, vẻ ngoài khôi ngô và tài ăn nói, Phùng Tiểu Bảo lập tức lọt vào mắt xanh Võ Tắc Thiên.

Để tránh đàm tiếu, bà đổi tên cho Phùng Tiểu Bảo thành Tiết Hoài Nghĩa, phong làm hòa thượng để lấy cớ triệu vào cung đàm đạo Phật pháp, đồng thời lệnh cho phò mã của Thái Bình công chúa, con gái ruột của bà, nhận làm nghĩa phụ.

Tuy nhiên, nam sủng bên người Võ Tắc Thiên ngày càng nhiều. Một người nữa là Thẩm Nam Cầu cũng được bà sủng ái, khiến Tiết Hoài Nghĩa ghen tị. Năm 695, Tiết Hoài Nghĩa lấy lòng Võ Tắc Thiên không được bèn châm lửa đốt đàn tế trời. Lửa to cháy lan sang cung điện hoàng đế. Võ Tắc Thiên nổi giận, ra lệnh giết Tiết Hoài Nghĩa.

Thẩm Nam Cầu vốn là thái y trong cung. Sử liệu không mô tả ngoại hình của Thẩm Nam Cầu nhưng có giai thoại rằng Võ Tắc Thiên sủng ái ông ta vì có ngoại hình giống chồng cũ là tiên hoàng Lý Thế Dân. Khi Thẩm Nam Cầu chết vì bệnh, bà đã khóc rất nhiều và viết thơ bày tỏ nỗi tiếc thương.

Nam sủng thứ ba là Trương Tông Xương do Thái Bình công chúa dâng lên nữ hoàng đế khi đó đã ngoài 70 tuổi. Trương Tông Xương được mô tả là trẻ tuổi, khôi ngô, "có gương mặt như hoa sen". Trương Xương Tông nhân cơ hội giới thiệu anh trai là Trương Dịch Chi cho hoàng đế. Trương Dịch Chi cũng được mô tả là "trắng trẻo, tuấn tú, tuổi ngoài 20".

Theo lời Trương Xương Tông, Trương Dịch Chi là nhân tài, thạo thuật luyện đan. Võ Tắc Thiên triệu Trương Dịch Chi vào cung, trở thành nam sủng và còn phong cho hai anh em làm quốc công. Hai người thường trang điểm và diện trang phục đẹp.

Năm 698, Võ Tắc Thiên cho thành lập Khống Hạc Giám với danh nghĩa là nơi đàm đạo, phát triển văn học, thực tế là hậu cung của nữ hoàng đế. Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông phân chia quản lý, được ban hàm quan tam phẩm. Khống Hạc Giám có 43 thành viên, gồm nam sủng của Võ Tắc Thiên và các văn nhân. Tới giữa năm 700, nơi đây biến thành tụ điểm ăn chơi, đánh bạc, uống rượu. Khi tiếng xấu đồn xa, Võ Tắc Thiên cho đổi tên thành Phụng Thần Phủ.

Dưới sự dung túng của hoàng đế, hai anh em họ Trương khuấy đảo triều chính, kết bè phái, tham nhũng, khiến nhiều vị quan bất bình. Kể từ năm 704, Võ Tắc Thiên lâm bệnh, không màng chính sự và để anh em họ Trương quyết định mọi việc.

Năm 705, với lý do lo ngại anh em họ Trương mưu phản, tể tướng đương triều là Trương Giản Chi cùng với các đại thần phát động binh biến, ép Võ Tắc Thiên thoái vị và đưa Đường Trung Tông lên ngôi, nối lại triều đại cai trị của nhà Đường.

Võ Tắc Thiên bị giam lỏng trong cung và qua đời không lâu sau đó, thọ 81 tuổi. Trương Tông Xương và Trương Dịch Chi bị giết sau khi bà qua đời.

Chia sẻ Facebook