Vì sao cuộc gặp Sunak – Tập Cận Bình bên lề G20 bị hủy bỏ?

Chia sẻ Facebook
17/11/2022 16:26:34

Thủ tướng Anh Rishi Sunak ban đầu lên kế hoạch gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Tư (16/10) tại Hội nghị Thượng đỉnh G20, nhưng đã bị hủy bỏ vào phút cuối. Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết lý do là “xung đột về lịch trình”.

Cuộc gặp của Thủ tướng Anh Rishi Sunak với lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình tại G20 bị hủy bỏ. Ảnh chụp ngày 10/11/2020 (Ảnh: I T S / Shutterstock)

Do vấn đề ‘bố trí lịch trình’?


Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết vào ngày 16/11 tân Thủ tướng Rishi Sunak sẽ gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20. Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo Anh và Trung Quốc trong 5 năm qua.


Ngày 15/11 khi được các phóng viên G20 hỏi về cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc, ông Sunak từng gọi Trung Quốc là “mối đe dọa”, nhưng lần này sửa lại gọi đó là “thách thức” . Trong báo cáo đánh giá chính sách đối ngoại của Thủ tướng Anh trước đó, bà Liz Truss đã lên kế hoạch liệt kê Trung Quốc là “mối đe dọa” đối với Vương quốc Anh.


Giới quan sát đang chú ý liệu ông Sunak có theo kế hoạch của người tiền nhiệm chính thức liệt Trung Quốc vào danh sách “mối đe dọa” đối với Vương quốc Anh hay không, trước đó có thông tin cho rằng ông Sunak có thể thoái lùi về vấn đề này.


Người phát ngôn chính thức của ông Sunak cho biết Chính phủ Anh có “tầm nhìn rõ ràng” về cách xử lý mối quan hệ với Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông nói: “Những thách thức do ĐCSTQ đặt ra mang tính hệ thống, lâu dài, trong khi về cơ bản đó là một quốc gia… khác với các giá trị của chúng tôi”; “Nhưng trong các vấn đề chúng ta đang thảo luận tại G20 – cho dù đó là kinh tế toàn cầu, là Ukraine, là biến đổi khí hậu, sức khỏe toàn cầu – không vấn đề nào có thể được giải quyết mà không có hành động phối hợp của các nền kinh tế lớn trên thế giới, tất nhiên bao gồm Trung Quốc”.


Cả Financial TimesThe Guardian đều phân tích rằng động thái này làm nổi bật việc ông Sunak cố gắng làm dịu đi lập trường đối với Trung Quốc.


Trong phiên bản gốc của báo cáo chính sách đối ngoại của Anh xuất bản năm ngoái, Vương quốc Anh đã mô tả Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh có hệ thống”. Sau đó bà Liz Truss tuyên bố rằng Anh sẽ nâng cấp hơn nữa định nghĩa về Trung Quốc trong bản cập nhật báo cáo sắp tới.

Do phát ngôn có liên quan vấn đề Đài Loan?


Điều đáng chú ý là ông Sunak không loại trừ viện trợ quân sự cho Đài Loan, ông nói: “Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Đài Loan, cũng như chúng tôi sẽ đứng lên trước hành vi xâm lược của Trung Quốc (ĐCSTQ). Trước khi đưa ra đánh giá tích hợp cập nhật, chúng tôi sẽ cân nhắc tất cả các yếu tố”.


Năm ngoái, 7 nghị sĩ Anh đã bị ĐCSTQ trừng phạt sau khi họ bày tỏ lo ngại về những vi phạm nhân quyền đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.


Những người bị trừng phạt bao gồm như Thư ký An ninh Tom Tugendhat của ông Sunak, Bộ trưởng Khoa học Nus Ghani, cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Sir Ian Duncan Smith, và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Alicia Kearns.


The Guardian dẫn lời cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Smith cho rằng nếu mềm mỏng lập trường để “xoa dịu” thì ông Tập Cận Bình sẽ coi đây là dấu hiệu “phía nước Anh tỏ ra yếu thế”.


Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Talk TV của Anh, ông Smith nói rằng Vương quốc Anh nên cứng rắn hơn: “Đó (ĐCSTQ) là mối đe dọa, nhưng tôi hy vọng (Thủ tướng) chưa sẵn sàng quay đầu lại, điều đó sẽ hoàn toàn sai”.


Nghị sĩ Bảo thủ Bob Seely, người cũng bị ĐCSTQ trừng phạt, cho biết đối thoại là quan trọng nhưng “bình thường hóa các mối quan hệ khi chúng không bình thường là nguy hiểm”.

Vì cuộc họp khẩn ngoài dự kiến?


Số 10 Phố Downing cho rằng một phần nguyên nhân khiến ông Sunak hủy cuộc gặp với ông Tập Cận Bình là do các nhà lãnh đạo Nhóm 7 nước công nghiệp (G7) cần họp khẩn do sự cố tên lửa rơi vào Ba Lan trước đó.


Vào rạng sáng ngày 16/10 có thông tin cho rằng một tên lửa đã rơi xuống một trang trại ở Ba Lan gần biên giới Ukraine ở Przewodów, phía Ba Lan xác nhận có 2 người thiệt mạng.


Sự việc xảy ra trùng với ngày thứ hai của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali, khiến lãnh đạo nhiều nước cần ứng phó với tình trạng khẩn cấp này và G7 đã phải họp khẩn tại Indonesia, đại diện của Anh, Mỹ, Nhật Bản và Chủ tịch EU đều có mặt.


Truyền thông Anh hôm thứ Tư (16/10) đưa tin rằng cuộc họp khẩn cấp khiến lịch trình của ông Sunak thay đổi và phải hủy bỏ cuộc gặp với lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình.


Thiên Tư, Vision Times

Ba Lan và NATO: Tên lửa rơi trúng Ba Lan do Ukraine phóng khi đánh chặn tên lửa Nga Theo Reuters, quả tên lửa rơi trúng biên giới Ba Lan ngày 15/11 khiến 2 người thiệt mạng thực chất là do quân đội Ukraine phóng

Chia sẻ Facebook