Vì sao cùng thói quen đi bộ mỗi ngày mà có người thọ 90 tuổi, có người mắc thêm bệnh?
Đi bộ tốt cho sức khỏe nhưng lại không hiệu quả nếu không biết rèn luyện đúng cách.
Theo trang Boldsky, thói quen đi bộ hàng ngày sẽ giúp đốt cháy calo, giảm căng thẳng, thậm chí giảm cân, giảm huyết áp, chống ung thư và kéo dài tuổi thọ. Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ thừa cân đi bộ từ 50-70 phút ba lần một tuần trong 12 tuần sẽ giảm được 1,1 inch vòng eo và giảm 1,5% lượng mỡ trong cơ thể.
Bài tập tốt nhất và đơn giản nhất để cải thiện sức khỏe là đi bộ. Đối với những người trên 65 tuổi, việc đi bộ khoảng 4 giờ/ngày sẽ giảm được 69% tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và giảm 73% tỷ lệ tử vong so với những người đi bộ dưới 1 giờ. Tuy nhiên, có những người cũng đạt được số thời gian đi bộ đề ra nhưng cảm thấy không khỏe hơn mà thậm chí lại mắc thêm một số vấn đề về khớp gối. Dưới đây là 4 lí do có thể giải thích vấn đề này:
1. Đi bộ quá sức
Đối với người cao tuổi, việc đi bộ quá nhiều có thể gây mỏi cơ ở chân, bị tổn thương sụn chêm khớp gối. Tùy vào độ tuổi và thể trạng sức khỏe mà mỗi người nên đề ra mục tiêu số bước đi bộ thích hợp. Theo các chuyên gia, 30 phút đi bộ mỗi tối là thời gian tốt nhất để cải thiện sức khỏe cũng như thư giãn cơ thể.
2. Không khởi động trước khi đi bộ
Nhiều người cho rằng đi bộ là một môn thể thao nhẹ nhàng, đơn giản nên thường bỏ qua các bài tập khởi động. Tuy nhiên, đối với những người lười vận động, việc không khởi động trước khi đi bộ có thể khiến cơ thể bất ngờ bị choáng. Hơn nữa, nếu khởi động trước khi tập luyện thể thao, các khớp trên cơ thể sẽ mở ra, hiệu quả tập luyện sẽ tốt hơn.
3. Chọn sai size giày
Đối với đi bộ nói riêng hay tập luyện thể dục thể thao nói chung, chọn sai size giày ảnh hưởng rất nhiều đến việc tập luyện, đặc biệt gây ra chấn thương cản trở tập luyện. Những đôi giày thể thao giảm sốc, phù hợp với kích cỡ chân sẽ giúp bảo vệ xương khớp khi tập luyện.
4. Tư thế đi bộ không đúng
Không ít người giữ tư thế đi bộ vừa đi vừa cúi đầu xuống đất. Tuy nhiên, tư thế này ảnh hưởng đến các kinh mạch không thể giãn ra, cơ thể không nhận được lượng oxy cần thiết khiến con người có thể rơi vào trạng thái căng thẳng, thậm chí giấc ngủ ban đêm bị ảnh hưởng.
5. Ngồi xuống ngay sau khi tập luyện
Máu có thể bị tụ lại nếu ngồi xuống ngay sau khi hoạt động ở tốc độ cao, dẫn tới hoạt động ở tốc độ cao. Tốt hơn hết, sau khi tập luyện, nên giãn cơ, đi lại chậm rãi khoảng 10-15 phút, sau đó có thể tự do nghỉ ngơi.
Tiên Yên
Theo Trí Thức Trẻ