Vì sao cholesterol được coi là 'tội đồ' sức khỏe của con người?

Chia sẻ Facebook
28/07/2022 20:55:38

Cơ thể có hàng chục nghìn chất khác nhau nhưng cholesterol luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, được nhắc đến nhiều nhất.

Ông Nguyễn Hữu H. (56 tuổi, trú tại Thái Bình) đến bệnh viện khám vì thường xuyên nóng ở ngực, khó chịu. Ông được bác sĩ chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, ba ngày sau ông H. lên cơn nhồi máu cơ tim. May mắn, khi vào viện bệnh nhân dù có dấu hiệu hôn mê nhưng các bác sĩ vẫn can thiệp kịp thời.

Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy, ông H. có nồng độ cholesterol rất cao. Trước đó, ông hoàn toàn khỏe mạnh nên không bao giờ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

PGS Nguyễn Hoài Nam – Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP. HCM – cho biết, cholesterol là thành phần quan trọng tham gia cấu tạo tế bào, đóng vai trò trung tâm trong quá trình sinh hóa.

Cholesterol cần thiết cho các hoạt động của não, hệ miễn dịch, đảm bảo chức năng sống còn và duy trì nòi giống... Có đến 80% lượng cholesterol được cơ thể tự tổng hợp. Còn lại 20% lượng cholesterol hấp thu từ thức ăn. Cơ thể luôn cần cholesterol. Nhưng thiếu hụt hay dư thừa cholesterol đều gây nên những nguy hại cho sức khỏe. Vì thế, việc giữ nồng độ cholesterol ở mức cần thiết là rất quan trọng.

Có 2 loại lipoprotein chính là LDL và HDL. LDL được gọi là cholesterol xấu vì thừa LDL trong máu sẽ làm lắng đọng cholesterol trong thành mạch máu, gây xơ vữa động mạch. PGS Nam cho rằng cũng chính vì lý do này mà 'kẻ tội đồ' gây ra nhiều cái chết của con người.

HDL là cholesterol tốt, nó có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol dư thừa trong máu về gan. Qua đó, HDL giúp hạn chế hình thành xơ vữa động mạch.

Cholesterol cao gây nhiều cái chết cho con người vì nó là thủ phạm khiến xơ vỡ mạch tăng đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Tăng cholesterol khiến cho tinh thể cholesterol dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não.

PGS Nam khám cho người bệnh.

Ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não, nhồi máu não. Rối loạn mỡ máu cùng với sự tổn thương nội mạc mạch máu do gốc tự do gây ra càng làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch máu não. Thống kê cho thấy, khoảng 93% bệnh nhân đột quỵ não có rối loạn mỡ máu.

Ngoài ra, tăng cholesterol trong máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglyceride cùng gia tăng thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim.

Cholesterol trong máu cao sẽ lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn, tạo nên những mảng xơ vữa, làm hẹp và tắc mạch máu. Ngoài ra, thành mạch cũng trở nên xơ cứng, nội mô thô nhám, dễ hình thành cục máu đông.

Các nghiên cứu nhận thấy, người có lượng cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành là mạch máu nuôi tim cao gấp 2-3 lần so với người bình thường.

Theo PGS Nam có tới 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa động mạch.

Vì vậy bạn cần phải nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

- Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: Cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau... kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ.

- Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác: Có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.

- Khó thở: Có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực.

- Các dấu hiệu khác: Vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu...

- Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: Có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm...

Trong các phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh tăng cholesterol, PGS Nam cho biết, dinh dưỡng được xem là cách hạn chế tăng cholesterol hữu hiệu. Một số trường hợp cholesterol tăng cao quá bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh điều trị.

Tin Cùng Chuyên Mục

Ăn theo cách này, bạn không lo bệnh tật 'gõ cửa'icon0Từ xưa dân gian vẫn quan niệm bệnh từ miệng mà vào, sức khoẻ của cơ thể phản ánh qua những gì bạn đã ăn vào.

Thai phụ bị sốt đi khám phát hiện mắc liền lúc cả sốt xuất huyết và cúm Aicon0Cúm A và sốt xuất huyết đều nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Thực hư virus đậu mùa khỉ lây qua đường tình dục?

icon 0

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về bệnh đậu mùa khỉ. Hiện đã có hơn 167 nghìn ca mắc ở các quốc gia trên thế giới.

Mắc những bệnh này, bạn tuyệt đối không nên ăn thịt bò

icon 0

Thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, thịt bò cũng được xếp vào nhóm thịt đỏ, ăn nhiều quá lại tác dụng ngược.

Lý do bất ngờ khiến chị em viêm phụ khoaicon0Khi một chiếc yên xe nóng quá mức, phụ nữ ngồi lên đó trong một thời gian sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa…

Người đái tháo đường có nên ăn miến thay cơm?

icon 0

Đoạn tuyệt đồ ngọt, ăn miến thay cơm, ăn khoai lang nướng thay luộc…là những sai lầm mà hầu như người mắc đái tháo đường nào cũng gặp phải.

Không chỉ là thực phẩm, gạo còn có 7 công dụng 'bất ngờ' khác mà bạn không biết

icon 0

Không chỉ dùng trong nấu nướng, gạo còn có nhiều công dụng bất ngờ khác trong cuộc sống hàng ngày, điển hình là 7 công dụng dưới đây.

Bác sĩ Việt tại Mỹ: Ai cần tiêm vắc xin đậu mùa khỉ?

icon 0

Vắc xin ngừa đậu mùa đồng thời ngừa được đậu mùa khỉ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cơ quan y tế các nước đều khuyến cáo không cần tiêm phòng đại trà vắc xin.

Đắk Lắk: Một cháu bé 7 tuổi tử vong do sốc sốt xuất huyết Dengue

icon 0

Một cháu bé 7 tuổi trú tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) vừa tử vong do bệnh số xuất huyết gây ra. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh này trong năm nay.

Đại diện WHO tại Việt Nam: Chưa cần tiêm chủng đại trà vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ

icon 0

Đây là quan điểm về bệnh đậu mùa khỉ của BS Socorro Escalante, quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam trước báo giới vào chiều nay 26/7.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook