Vì sao các phi tần lại muốn 'thân mật' với thái giám? Có lý do liên quan đến hoàng đế!

Chia sẻ Facebook
31/03/2022 16:39:06

Địa vị trong cung tuy thấp nhưng các thái giám luôn được phi tần hậu cung chú ý. Vì sao?


Trong thời phong kiến, chế độ quân chủ chuyên chế, hoàng đế là bậc tối cao. Tất cả người trong hoàng cung rộng lớn phải hầu hạ hoàng đế và hoàng tộc. Đặc biệt là các thái giám (hoạn quan), họ là những con người xuất thân hèn kém trở thành nô lệ trong hoàng cung và thường có ít quyền lực.


Các thái giám phải trải qua những lần tịnh thân đau đớn để có thể vào cung hầu hạ hoàng đế và hậu cung. Địa vị trong cung tuy thấp, nhưng vì sao các phi tần hậu cung lại muốn thân mật với các thái giám, lý do là gì?

Lý do thứ nhất, số lượng đông đảo

Thời phong kiến, với sự xuất hiện của các thái giám đã trợ giúp đắc lực cho các hoàng đế trong việc ổn định hậu cung và giải quyết các rắc rối trong hoàng cung.

Bởi vì lo lắng các thái giám sẽ lũng đoạn hậu cung, vì thế, trước khi tuyển chọn các thái giám, hoàng đế đều yêu cầu họ phải tịnh thân sau đó mới được vào cung. Những người trong thiên hạ ứng tuyển chọn làm thái giám, có người chỉ vì muốn được ăn no. Nhưng có người thì lại muốn được trở thành thân cận hầu hạ của hoàng đế nên đã chấp nhận đau đớn để trở thành thái giám.

Những thái giám có mạng lưới liên kết trong hoàng cung rộng lớn

Trong ấn tượng của người đời, nhiều người thái giám có địa vị rất thấp, thậm chí họ còn trực tiếp phải làm những công việc vặt vãnh, bẩn thỉu. Thế nhưng trong cung số lượng thái giám hầu hạ rất lớn. Họ không những hầu hạ hoàng đế, phi tần các cung và còn cả con cái hoàng đế. Vì thế mà các thái giám tạo thành mạng lưới làm việc lớn, có được nhiều mối quan hệ và trao đổi thông tin cho nhau. Các thái giám cũng chia thành các phe phái, phục vụ các chủ nhân khác nhau.

Trong nhiều bộ phim cung đấu phản ánh lại, chúng ta có thể thấy rằng thái giám chính là một quân cờ quan trọng của các phi tần muốn tranh sủng. Với ưu thế lớn mạnh là họ có kết nối thông tin trong cung đông đảo, làm việc nhạy bén sẽ giúp các chủ tử đắc lực trong việc tranh sủng với các phi tần khác.

Hơn nữa, các thái giám thường hầu hạ các hoàng đế vì vậy sẽ hiểu rõ được những sở thích, điều cấm kỵ của hoàng đế. Các phi tần rất muốn biết được những thông tin quý báu này để có thể tranh sủng, lấy được lòng của hoàng đế. Nếu phi tần được đắc sủng, quyền lợi địa vị càng được tăng cao, nhờ đó các thái giám cũng sẽ được hưởng cùng.

Lý do thứ hai, sự tín nhiệm của hoàng đế

Một lý do quan trọng nữa khiến các phi tần luôn rất muốn gần gũi với các thái giám, đặc biệt là các thái giám hầu thân cận của hoàng đế. Đó là vì các thái giám này có được sự tín nhiệm rất cao của hoàng đế. Nhờ vậy, khi thân thiết với các thái giám, phi tần có thể được các thái giám nói tốt trước mặt hoàng đế.

Các thái giám hầu hạ bên cạnh hoàng đế lâu năm rất được tín nhiệm.

Những người thái giám này sẽ tạo điều kiện cho phi tần đó có thể gặp hoàng đế, đặc biệt hơn là trong lúc thực hiện công việc để hoàng đế lật thẻ thị tẩm, họ có thể sẽ dùng mánh khóe giúp các phi tần được lật thẻ mà đắc sủng. Vì vậy, có rất nhiều các phi tần hậu cung đã cố gắng bỏ thật nhiều tiền bạc để có thể thân thiết với các thái giám. Như vậy, họ mới được các thái giám giúp đỡ tranh sủng.

Có thể nói rằng, dù trong cung các thái giám thường được biết tới có thân phận thấp hèn, nhưng thực tế, họ cũng có rất nhiều những quyền lực ngầm mà chính nhờ vào họ, các phi tần hậu cung mới có thể thuận lợi mà tranh sủng. Những thái giám cũng nhờ vậy mà có thể kiếm được không ít tiền bạc và lợi ích.

Vì sao Lưu Bị nhận là hậu duệ của Hán thất nhưng không nhắc Lưu Bang? Quả nhiên mưu cao!

Chia sẻ Facebook