Vì sao bạn lại nghiện “đồ ăn vặt”?

Chia sẻ Facebook
15/09/2023 03:08:30

Từ khóa não bộ gây nghiện thức ăn rác đồ ăn vặt junk food

Bạn có thấy mình không thể cưỡng lại được thức ăn rác (đồ ăn vặt, junk food)? Cắn một miếng Hamburger và cảm giác mệt mỏi của bạn sẽ tan biến; uống đồ uống có ga trong một hơi sẽ cực kỳ sảng khoái! Đó không phải lỗi của bạn, đó là do não bộ của bạn đã bị nghiện.

Khoai tây chiên, bánh ngọt, khoai tây lát mỏng… thường được xếp vào loại “thức ăn rác” dễ gây nghiện. (Ảnh: pilipphoto/ Shutterstock)


Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một số loại thực phẩm có thể kích hoạt hành vi ăn uống “giống như nghiện”, chẳng hạn như thèm ăn dữ dội, mất kiểm soát và không thể dừng lại ngay cả khi biết rằng sẽ dẫn đến hậu quả xấu. Vậy tại sao bạn lại nghiện “đồ ăn vặt”?


Theo Wiki, thức ăn rác hay thực phẩm vớ vẩn, tên gốc tiếng Anh là junk food là một từ tiếng lóng mang tính chất miệt thị để chỉ về những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất không tốt cho sự phát triển lành mạnh của cơ thể như đường, mỡ, chất béo, và muối có hại cho cơ thể.

10 món “đồ ăn vặt” gây nghiện nhất


Một báo cáo thú vị từ CNN xếp hạng 10 loại đồ ăn vặt / thức ăn rác gây nghiện nhất ở Mỹ:


1. Pizza


2. Chocolate


3. Khoai tây lát mỏng


4. Bánh quy


6. Khoai tây chiên


7. Burger phô mai


8. Soda


9. Bánh quế / bánh kẹp


10. Bắp rang


Thực phẩm dễ gây nghiện có một số đặc điểm chung như nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều muối và đặc tính nhân tạo. Trong số 10 thực phẩm hàng đầu nêu trên, có đến 9 loại không chỉ được chế biến kỹ lưỡng mà còn chứa nhiều đường, chất béo và muối, ngoại lệ duy nhất là soda vẫn được chế biến kỹ, có nhiều đường, chỉ là không nhiều chất béo.

Vì sao “thức ăn rác” có thể dẫn tới nghiện ăn?


Đồ ăn vặt là gì? Nói chung, những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất thấp, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh ngọt, khoai tây lát mỏng, hamburger, pizza, bánh ngô, thanh chocolate, v.v., thường được xếp vào loại “thức ăn rác” và dễ gây nghiện.


Nói một cách đơn giản, nghiện là một hành vi lặp đi lặp lại mà một số người cảm thấy khó bỏ. Nghiên cứu khoa học về não bộ về chứng nghiện và sự phụ thuộc trong giới y tế là một nghiên cứu nổi bật trong những năm gần đây, mỗi trường phái đều có những người ủng hộ. Sự đồng thuận ban đầu là chứng nghiện chủ yếu do cơ chế con đường tưởng thưởng của não gây ra.


Con đường đơn giản dẫn đến nghiện: Thỏa mãn ham muốn → cơ chế thưởng cho não → tiết dopamine → khoái cảm → nghiện.


Ăn thức ăn rác có nhiều đường và nhiều chất béo sẽ kích hoạt cơ chế khen thưởng của não. Não của bạn háo hức được trải nghiệm phản ứng dễ chịu này lặp đi lặp lại. Có lẽ bạn không nhận ra nhưng những món ăn ngon này từ lâu đã ăn sâu vào trí nhớ của bạn. Điều này là nguyên nhân gây nghiện đồ ăn, bạn ăn đi ăn lại.

(Ảnh: Shutterstock)

Lý do “thức ăn rác” gây nghiện: đường, chất béo và muối


Bạn đã từng nghe ai nghiện rau tự nhiên chưa, ví dụ bạn từng thấy người ta ăn khoai tây luộc, ăn hết miếng này đến miếng khác cho đến khi không thể dừng lại? Dường như là không có! Nhưng có người có thể ăn khoai tây lát mỏng, chỉ ăn một lát rồi dừng lại không?


Con người vốn dĩ thích đồ ăn ngọt và béo, nguyên nhân chính là do thực phẩm tự nhiên chứa nhiều đường, chất béo và muối tương đối thiếu và khó có được để cơ thể hấp thụ. Trong số các loại thực phẩm tự nhiên, dù là trái cây, rau, thịt, các loại hạt, mật ong, đậu hay ngũ cốc, chúng đều chỉ chứa đường hoặc chỉ chứa chất béo và hầu như không bao giờ chứa cả hai thành phần cùng một lúc. Mọi người cũng không nghiện ăn những thực phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe.


Các công ty thực phẩm đã chi rất nhiều tiền và tâm huyết nghiên cứu để tạo ra những siêu thực phẩm với tỷ lệ vàng về đường, chất béo và muối, khiến người tiêu dùng nghiện – ăn xong lại muốn ăn nữa! Thực phẩm siêu chế biến được thiết kế để khiến mọi người muốn ăn đi ăn lại.


Trước khi mua khoai tây chiên hoặc các món ăn nhẹ khác, hãy đọc hướng dẫn trên bao bì, những “thực phẩm siêu chế biến” này thường được làm từ đường, dầu thực vật, siro ngô, siro nghịch chuyển, maltodextrin, dầu thực vật hydro hóa, muối, chất chống oxy hóa, chất ổn định, chất bảo quản và các nguyên liệu thực phẩm công nghiệp khác.


Sanh Ca, Vision Times

7 cách xử lý lành mạnh giúp giảm tác hại của đồ ăn không lành mạnh Sau đây là một số cách xử lý lành mạnh làm giảm bớt tác hại của thực phẩm không lành mạnh:

Chia sẻ Facebook