Vì sao 3 cách ứng phó lạm phát của Tổng thống Joe Biden khó có hiệu quả?
Bài toán lạm phát của nước Mỹ đang nan giải, mới đây Tổng thống Joe Biden đã có bài viết trên tờ Wall Street Journal, đưa ra 3 cách ứng phó từ 3 phương diện. Những cách đó như thế nào và liệu có thực sự hiệu quả? Tiến sĩ Tạ Điền tại Trường Kinh doanh Aiken – Đại học Nam Carolina đã đưa ra những phản biện liên quan.
Embed from Getty Images
Ngày 31/5/2022 Tổng thống Mỹ Biden (giữa) gặp Chủ tịch FED Powell (trái) và Bộ trưởng Tài chính Yellen (phải) tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng (Nguồn: SAUL LOEB/AFP/Getty).
Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden gần đây đã đưa ra bản kế hoạch chống lạm phát, theo đó đề xuất từ 3 phương diện. Nhưng từ kinh nghiệm lịch sử cho đến lý luận kinh tế cho thấy, 3 phương diện đối phó lạm phát đó có thể không hiệu quả. Và nếu chính quyền Mỹ tiếp tục giữ quan điểm không thừa nhận vấn đề lạm phát của Mỹ hiện nay liên quan đến gói kích thích kinh tế của chính phủ, thì có thể vấn đề lạm phát tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ qua của nước này vẫn sẽ chịu bế tắc, và lạm phát sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vào tháng 11.
Vài ngày trước (31/5) tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Biden đã gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell, được cho là để thảo luận về kế hoạch ứng phó lạm phát. Ông Powell vừa được ông Biden đề cử và vượt qua phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ để kế nhiệm chức Chủ tịch FED. Trong cuộc họp, ít nhất là trong đoạn video do Văn phòng Báo chí Nhà Trắng tiết lộ, ông Biden nhiều lần nhấn mạnh tính độc lập của FED, trách nhiệm của FED trong việc thúc đẩy việc làm của người dân Mỹ và ngăn chặn lạm phát, nhấn mạnh Chính phủ và Bộ Ngân khố không thể can thiệp vào hoạt động của FED.
Hiện vẫn chưa rõ cuộc trò chuyện trong hậu trường giữa ông Biden và ông Powell, nhưng nếu chính phủ liên bang hoàn toàn tôn trọng tính độc lập của FED và sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến chính sách tiền tệ của FED thì không cần thiết có buổi gặp đó. Chính quyền Biden không cần phải có cuộc họp kín như vậy với ông Powell vì mọi nghị quyết từ Ủy ban Thị trường Mở của FED cùng kế hoạch chính sách tiền tệ của họ đều hoàn toàn công khai.
Hôm thứ Hai (30/5), ông Biden đã xuất bản bài viết trên Wall Street Journal, gọi việc chống lạm phát là “ưu tiên kinh tế hàng đầu ”, qua đó vạch ra một chương trình gồm 3 phần nhằm giảm chi phí sinh hoạt cho người Mỹ. Tiêu đề của bài viết là “ Joe Biden: Kế hoạch chống lạm phát của tôi ” (Joe Biden: My Plan for Fighting Inflation).
Trong bài viết, ông Biden thừa nhận những vấn đề khiến tất cả người Mỹ lo lắng như tỷ lệ lạm phát tăng cao, thị trường năng lượng thế giới đầy biến động và chuỗi cung ứng khó khăn. Ông cũng nói rằng môi trường gia đình mà ông lớn lên đã khiến ông hiểu rõ hơn về áp lực cuộc sống của đông đảo người Mỹ bình dân khi bị vấn đề lạm phát ảnh hưởng. Nhưng ông Biden nói rằng bản thân “ tự tin ứng phó được những thách thức”.
Các biện pháp do ông đề xuất để giải quyết vấn đề lạm phát bao gồm 3 khía cạnh: trách nhiệm của FED, giải quyết vấn đề giá dầu cao, và cải cách bộ luật thuế để giảm thâm hụt của chính phủ liên bang.
Thứ nhất, ông Biden coi FED là “ chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát lạm phát” và đã cam kết sẽ tránh can thiệp không thỏa đáng vào hoặc cố gắng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của họ. Sau đó vào chiều ngày hôm sau (31/5) ông Biden đã gặp Chủ tịch FED Jerome Powell tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng để tham vấn về việc kiềm chế lạm phát. Ông Powell là người bắt đầu giữ chức chủ tịch FED vào năm 2018 thời Tổng thống Trump đề cử. Nền tảng giáo dục của ông Powell là về khoa học chính trị (tại Princeton) và luật (tại Georgetown), trước đó ông tham gia hội đồng quản trị của FED là thời ông Obama đề cử, sau đó đến thời ông Trump được đề cử làm chủ tịch hội đồng quản trị. Ông Biden một lần nữa đề cử ông Powell làm chủ tịch FED (nhiệm kỳ thứ 2) vào vào tháng 11/2021. Nhìn chung, người ta nhìn ông như là quan chức lưỡng đảng nên có thể giúp xây dựng đồng thuận. Sau khi ông Biden đề cử ông Powell tái đắc cử chức Chủ tịch FED thì chỉ có một phiếu chống khi thông qua trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, còn trong bỏ phiếu toàn thể tại Thượng viện vào ngày 12/5 năm nay thì có 19 phiếu chống (80 phiếu thuận). Ghế Chủ tịch FED có nhiệm kỳ 4 năm, trong công việc báo cáo trực tiếp cho Quốc hội Mỹ chứ không phải cho tổng thống đã đề cử.
Sau khi chấp nhận đề cử của Tổng thống Biden, ông Powell đã công khai tuyên bố rằng do lạm phát cao ở Mỹ nên việc nới lỏng định lượng (QE) và việc mua lại trái phiếu dựa trên thế chấp (MBS) sẽ phải giảm thiểu. Ông Powell đưa ra tuyên bố này vào tháng 11/2021, khi đó tỷ lệ lạm phát ở Mỹ còn là 6,8%, sau đó nửa năm thì tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã lên tới 8,4% – mức cao nhất trong 4 thập kỷ. Về lý do tại sao nước Mỹ mất khả năng kiểm soát lạm phát, ông Powell cho rằng thủ phạm là lương người lao động tăng, vì vậy cách tốt nhất để giải quyết mà không làm kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại là giảm mức lương, từ đó giảm lạm phát.
Như vậy cho thấy ông Biden và ông Powell khá khác nhau về lý giải nguyên nhân sâu xa của lạm phát ở Mỹ ngày nay. Ông Biden coi đây là câu hỏi về chính sách tiền tệ và lãi suất, trong khi ông Powell xem đó là vấn đề chi phí lao động và mức lương. Nhưng theo ý kiến của tác giả bài này, chính việc chi tiêu quá mức của chính phủ và nạn lạm dụng in tiền làm giá cả tăng cao, từ đó thúc đẩy tăng lương, cùng với việc chính sách dầu mỏ theo xu thế thúc đẩy chính sách năng lượng xanh cấp tiến đã dẫn đến lạm phát tồi tệ nhất ở Mỹ trong gần nửa thế kỷ. Chính quyền ông Biden đã tiêu xài phung phí nhưng lại chĩa mũi trách nhiệm vào FED; ông Powell né tránh nguyên nhân phía sau việc gia tăng tiền lương, đồng thời muốn tăng lãi suất vì không muốn làm nền kinh tế trì trệ. Hệ quả ứng phó nhau như vậy e rằng FED không giúp được gì nhiều cho chính quyền Biden trong giải quyết vấn đề lạm phát.
Mục tiêu thứ hai trong chính sách của ông Biden là “ làm cho tiền lương lao động gánh được chi phí cuộc sống, trọng điểm là giải quyết giá dầu cao” . Ông Biden cho rằng nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng cao là vì Nga xâm lược Ukraine, qua đó kêu gọi Quốc hội Mỹ có biện pháp hành động. Cách hiểu này không có cơ sở đủ để thuyết phục người Mỹ, vì lạm phát leo thang của Mỹ bắt đầu từ lâu trước khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai, đã gia tăng ngay từ tháng 1/2021 khi ông Biden vào Nhà Trắng, cứ vậy từ mức 2% dưới thời Trump lên 8,4% như hiện nay. Nguyên nhân gốc không phải vì cuộc chiến của ông Putin mà vì chính sách năng lượng xanh của chính quyền Biden, hạn chế khai thác dầu và làm mất tính độc lập về năng lượng của Mỹ. Làm sao để giải quyết vấn đề giá dầu tăng cao? Nguồn dự trữ chiến lược dầu của Mỹ đã được kích hoạt và nhanh chóng cạn kiệt nhưng giá dầu vẫn ở mức cao. Vấn đề giá dầu cao sẽ không được giải quyết nếu không từ bỏ chính sách năng lượng xanh cánh tả, nếu không cho mở cửa khai thác dầu của Mỹ và mở cửa cho dầu của Canada đến khu vực lọc dầu Vịnh Mexico của Mỹ.
Mục thứ ba trong chính sách của ông Biden là giảm thâm hụt ngân sách liên bang thông qua “ cải cách thông thường về bộ luật thuế ”. Ông Biden tin rằng Mỹ phải “liên tục giảm thâm hụt liên bang ”. Không nghi ngờ gì về quan điểm này, nhưng những gì chính quyền ông ấy đã làm trong 2 năm qua chính xác lại là tăng chi tiêu chính phủ và qua đó làm tăng đáng kể thâm hụt liên bang. Nợ của chính phủ liên bang Mỹ, tính đến cuối năm 2021 là 28.430 tỷ USD, còn tính đến cuối tháng Một năm nay đã vượt quá 30.000 tỷ USD!
Ông Biden đã gọi “ những cải cách thông thường đối với bộ luật thuế để giảm thâm hụt liên bang” là để “ giúp giảm bớt áp lực giá cả ”, nhưng các biện pháp cụ thể mà ông đề xuất bao gồm ngăn các công ty chuyển việc ra nước ngoài và yêu cầu người Mỹ thu nhập cao hơn phải trả nhiều thuế hơn… cũng trái mục tiêu kinh tế mà ông ấy muốn. Nước Mỹ vốn đã là nước có hệ thống thuế suất lũy tiến, thu nhập càng cao thì thuế suất càng cao, việc bắt người Mỹ có thu nhập cao hơn phải đóng thuế nhiều hơn là làm theo kiểu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mà không có nền tảng căn cứ đạo lý và tính công bằng. Tăng thuế doanh nghiệp sẽ chỉ làm nhiều công ty Mỹ chuyển ra nước ngoài hơn, chỉ có cách giảm thuế như dưới thời ông Trump thì mới có thể thu hút nguồn tư bản nước ngoài hướng chảy vào Mỹ và các công ty Mỹ quay lại đầu tư vào Mỹ. Do đó, biện pháp thứ ba này để kích thích kinh tế và giảm lạm phát cũng hoàn toàn không phù hợp.
Tóm lại, 3 kế hoạch của ông Biden để đối phó với lạm phát, nói công bằng cho thấy e rằng khó hiệu quả. Ông Biden cho biết hoan nghênh mọi người phản biện về 3 biện pháp của ông. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen của ông Biden cũng thừa nhận rằng trước đó bà đã đánh giá sai xu thế lạm phát. Liệu chính quyền Biden có thể lắng nghe những phân tích của các học giả bảo thủ? Hãy cùng chờ đợi xem.
Tạ Điền
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times .)
Chính quyền Biden phủ nhận xử lý sai về lạm phát Hôm thứ Tư (1/6), Nhà Trắng đã từ chối thừa nhận bất kỳ sai sót nào trong việc xử lý lạm phát tăng cao tại Mỹ thời gian qua.