Vì lợi nhuận nhiều tổ chức cá nhân sẵn sàng vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Chia sẻ Facebook
08/04/2022 11:13:32

Đây là thông tin được Cục ATTP (Bộ Y tế) cung cấp tại hội nghị trực tuyến về phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ năm 2022.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 62 tỉnh, thành phố trong cả nước diễn ra vào ngày 10/3 với sự tham dự của nhiều Bộ ngành liên quan như: Bộ Công thương, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch…

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, thời gian vừa qua, việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được Bộ Y tế và các bộ, ngành tăng cường kiểm soát, tuy nhiên tình trạng quảng cáo sai sự thật, quảng cáo có tác dụng như: thuốc chữa bệnh, lợi dụng danh nghĩa, uy tín của các cán bộ y tế, cơ sở y tế để quảng cáo vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.

Đại diện Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo tham luận tại Hội nghị

Đặc biệt trong những năm gần đây, khi mạng xã hội phát triển thì việc lợi dụng mạng xã hội để đưa ra nội dung quảng cáo không đúng sự thật đã gây bức xúc dư luận xã hội.

Các cơ quan chức năng, trong đó có bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an đã tích cực xử lý vi phạm và đã có nhiều quy định chặt chẽ hơn để kiên quyết xử lý, tuy nhiên tình trạng đó vẫn không giảm.

Báo cáo của Cục ATTP, Bộ Y tế cho biết trong 2 năm (2020- 2021), Cục đã xử phạt vi phạm về quảng cáo 76 cơ sở với 94 hành vi vi phạm tổng số tiền phạt hơn 3,7 tỷ đồng.

Quảng cáo sai sự thật, quảng cáo quá công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm với thuốc chữa bệnh. Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các cơ sở y tế, bác sỹ; quảng cáo thực phẩm kèm theo ý kiến phản hồi của người tiêu dùng có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Giả danh Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Công an, Quốc phòng, sử dụng hình ảnh người của công chúng, nhà khoa học đã nghỉ hưu để quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh, đặc biệt quảng cáo trên mạng xã hội, đài truyền hình địa phương.

Quảng cáo thực phẩm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung quảng cáo.

Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế cũng cho biết thêm, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp là chủ sở hữu bản công bố sản phẩm nhưng không thừa nhận và không đứng tên thực hiện các quảng cáo vi phạm, do vậy cơ quan chức năng không xác định được đối tượng vi phạm, nên không thể xử lý.

Với các trường hợp này, Cục đã cảnh báo trên website của Cục và thông báo để các báo đăng tin. Cụ thể, năm 2020, 2021, website Cục (vfa.gov.vn) đã đăng 246 bài cảnh báo.

Theo đánh gía của cơ quan quản lý, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nên trên, nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là:

Vì lợi nhuận nhiều tổ chức cá nhân sẵn sàng vi phạm, kể cả cơ quan phát hành quảng cáo.

Sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả, mặc dù chúng ta đã có nhiều giải pháp, đặc biệt là khó khăn trong quản lý quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các nền tảng trang mạng xã hội.

Một số quy định pháp luật về quản lý hoạt động quảng cáo như vấn đề mở các tên miền, website quy định về xử phạt bổ sung chưa chặt chẽ, chưa đủ sức răn đe.

Trước thực tế này, thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố cần cập nhật, bám sát vào các văn bản mới ban hành để thực hiện chức năng quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn.

Ngoài ra, các địa phương trong thời gian tới cần tập trung giám sát, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xử lý vi phạm quảng cáo đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe; tăng cường việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương để công tác quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe triển khai đạt hiệu quả cao.


N.Huyền

Tin Cùng Chuyên Mục

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong bếp ăn trường học

icon 0

Hiện nay nhiều địa phương đã cho học sinh đi học trở lại, vấn đề an toàn thực phẩm, nhất là trong thời điểm đại dịch COVID-19 chưa hoàn toàn chấm dứt, là mối quan tâm của nhiều phụ huynh có con học bán trú.

Nhiều trường học Hà Nội 'mở bếp' vào tuần sau

icon 0

Một số cơ sở giáo dục cho biết, việc cho học sinh ăn bán trú sẽ thực hiện từ tuần sau, để các trường có thời gian chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất đảm bảo các quy định về phòng chống dịch cũng như an toàn thực phẩm.

100% chợ tại quận Ba Đình được giám sát, lấy mẫu kiểm tra ATTP

icon 0

UBND quận Ba Đình (TP Hà Nội) vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận năm 2022.

Quận Ba Đình đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình mới

icon 0

Với 1.687 cơ sở dịch vụ ăn uống, trong đó 308 cơ sở cấp Thành phố, 558 cơ sở cấp quận và cấp phường 812 cơ sở, đặt ra cho Quận Ba Đình bài toán cách nào để quản lý ATTP hiệu quả

Bất chấp lệnh cấm, vì sao TPCN giảm béo hay có chất Sibutramine?

icon 0

Sibutramine có khả năng ức chế cảm giác thèm ăn, hạn chế hấp thu chất béo, giúp cơ thể giảm cân hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân hàng loạt TPCN giảm cân có chứa chất cấm này.

Uống cà phê giảm béo, phụ nữ 37 tuổi co giật, hôn mê, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân mà chị em nên đọc kỹ

icon 0

Sau 4 ngày uống loại cà phê được bạn giới thiệu giảm cân, người phụ nữ 37 thân nhiệt hạ thấp đột ngột, phải bật quạt sưởi và đắp chăn bông vẫn thấy lạnh, được đưa vào viện Bạch Mai thì khó thở, co giật rồi hôn mê luôn.

Trẻ 4 tuổi bị ngộ độc thuốc diệt chuột

icon 0

Khoảng 16h30 ngày 9/3, người nhà phát hiện trẻ cắn phải ống thuốc diệt chuột màu hồng dạng siro vừa mua về do sơ xuất chưa kịp cất kỹ, sau đó, trẻ thỉnh thoảng kêu chóng mặt nên đưa trẻ đến khám và điều trị.

Cảnh báo ngộ độc chì từ thuốc nam không rõ nguồn gốc

icon 0

Được chẩn đoán viêm dạ dày, bác sĩ kê đơn thuốc về nhà uống nhưng không đỡ, bệnh nhân nữ liền uống cả thuốc nam với thuốc bắc với mục đích cho “khỏe”. Sau 5 tháng, nữ bệnh nhân phải vào viện gấp...

Giải bài toán mất an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở Hà Nội

icon 0

Tỷ trọng cung cấp hàng hóa thực phẩm tại các chợ truyền thống chiếm khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô, tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối lo an toàn thực phẩm.

Đau đầu, mờ mắt phải nhập viện cấp cứu sau khi uống nhầm loại cồn hay bán ở nhà thuốc để sát khuẩn

icon 0

Dịch bùng phát, gia đình mua cồn 70 độ ở hiệu thuốc để mỗi phòng một chai nhằm sát khuẩn, người đàn ông đã uống nhầm sau đó phải đến viện cấp cứu vì bị ngộ độc cấp.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook