“Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ: Gần 80 tỷ USD nợ xấu trong 3 năm
đưa tin, rủi ro tài chính của “Vành đai và Con đường” mang đến không chỉ ảnh hưởng đối với người đi vay mà còn cả với chính ĐCSTQ.
Trong những năm gần đây, cùng với việc đại dịch COVID-19 và lạm phát đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế tham gia sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (gọi tắt là Vành đai và Con đường) của Bắc Kinh, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã rải tiền thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài và cũng đã đẩy nhanh việc tạo ra các khoản nợ khó đòi.
Embed from Getty Images
Ngày 12/7/2021, các tài xế lái xe trên đường Mombasa ở Nairobi, thủ đô Kenya, một quốc gia châu Phi. Công trường xây dựng này là Đường cao tốc Nairobi (Nairobi Expressway) do nhà thầu Trung Quốc China Road And Bridge Corporation đang triển khai. (Ảnh: Getty Images)
Theo dữ liệu của Rhodium Group, từ năm 2020 đến năm 2022, tổng cộng khoản nợ 76,8 tỷ đô la đã được đàm phán lại và trong một số trường hợp được xóa nợ. Con số này cao gấp 4 lần khoản nợ có vấn đề trị giá 17 tỷ đô la trong 3 năm trước đó.
Năm đầu tiên xảy ra đại dịch, tức năm 2020, là năm tồi tệ nhất, có 48,7 tỷ USD. Trong khi đó, con số 9 tỷ USD vào năm 2022 vẫn gần gấp 3 lần con số tương tự vào năm 2019.
Trong sáng kiến “ Vành đai và Con đường” của ông Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã thâm nhập từ châu Á đến châu Phi và châu Âu bằng cách hỗ trợ xây dựng cảng, đường bộ, đường sắt và các cơ sở hạ tầng khác ở các nước tham gia, đến nay đã 10 năm.
Nhưng cùng với vấn đề nợ tăng lên, công cụ ảnh hưởng rộng lớn của Bắc Kinh đã vượt quá giới hạn của nó. Theo dữ liệu của Viện Doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute,AEI), trước thời điểm năm 2019, đầu tư hàng năm của ĐCSTQ vào “ Vành đai và Con đường” đạt khoảng 100 tỷ USD, nhưng đã giảm trong bối cảnh đại dịch, từ năm 2020, con số này giảm xuống còn khoảng 60 tỷ đến 70 tỷ USD một năm.
Theo AP đưa tin hôm 18/5, hiện có hơn chục quốc gia nghèo đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn kinh tế, thậm chí sụp đổ. Họ khó có thể trả được khoản nợ nước ngoài lên đến hàng trăm trăm tỷ USD, trong số các khoản nợ đó, phần lớn là khoản vay từ Trung Quốc.
Sri Lanka, được ĐCSTQ hậu thuẫn, đã vỡ nợ do nợ nước ngoài phình to. Tuy nhiên, khi các chủ nợ của Sri Lanka gặp nhau gần đây để thảo luận về việc tái cơ cấu nợ, Trung Quốc đã tham dự với tư cách quan sát viên.
Các chuyên gia dự đoán rằng trừ khi ĐCSTQ chấp nhận tổn thất từ các khoản cho vay lớn, nếu không thì một làn sóng vỡ nợ và bất ổn chính trị có thể xảy ra.
Đối với nhiều quốc gia mắc nợ cao, tương lai có thể giống như Sri Lanka. Năm ngoái, người dân bạo loạn tràn ngập đường phố ở thủ đô Sri Lanka, xông vào dinh tổng thống và buộc các nhà lãnh đạo từng đạt được thỏa thuận nặng nề với Trung Quốc phải rời khỏi đất nước. Nửa triệu việc làm trong ngành công nghiệp đã biến mất, lạm phát đang ở mức 50%, hơn một nửa dân số ở nhiều vùng của quốc gia này trở nên nghèo khó.
AP: Nợ Trung Quốc đẩy nhiều nước nghèo đến bờ vực sụp đổ
Nợ xấu gia tăng, Bắc Kinh bị trói buộc
Mặc dù Chính phủ ĐCSTQ có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, ở mức 3.200 tỷ USD vào cuối tháng 4, phần lớn trong số đó được gắn với các khoản vay dành cho các nước đang phát triển.
Khoảng 70% cái gọi là viện trợ nước ngoài trong Sáng kiến ”Vành đai và Con đường” được cung cấp thông qua các đường dây hoán đổi tiền tệ, cho phép các quốc gia có dự trữ ngoại hối thấp có được đồng Nhân dân tệ để trả nợ.
Trong 3 tháng liên tiếp tính đến tháng Ba, các tài khoản ngân hàng doanh nghiệp và bán lẻ của Trung Quốc liên tiếp xuất hiện dòng tiền ròng chảy ra nước ngoài trong quý thứ hai liên tiếp, lý do là xuất khẩu sụt giảm. Nếu xu hướng này tiếp tục, nguồn tiền mà ĐCSTQ dùng cho các khoản vay nước ngoài có thể sẽ giảm.
ĐCSTQ thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp như chip (chất bán dẫn) để cạnh tranh với Mỹ, do đó họ cũng có thể rút các nguồn tiền từ các khoản vay của “Vành đai và Con đường”.
Vào tháng 10 năm ngoái, chính quyền Biden tuyên bố sẽ hạn chế toàn diện việc xuất khẩu các công cụ sản xuất chip của Mỹ sang Trung Quốc nhằm hạn chế sự phát triển công nghệ và quân sự của ĐCSTQ. Đồng thời, Mỹ cũng liên kết với các đồng minh của mình ở Châu Âu và Châu Á, con ngành sản xuất chip là ngành công nghiệp then chốt để ngăn chặn ĐCSTQ và phát động cuộc phong tỏa trên phạm vi lớn nhất đối với ĐCSTQ. Điều này tương đương với hành đông “rút củi đáy nồi” của toàn bộ ngành công nghiệp chip hoặc chiến lược chip.
Trung Quốc có kế hoạch tổ chức “Diễn đàn Vành đai và Con đường” đầu tiên kể từ năm 2019 vào cuối năm nay. Cùng với việc các khoản nợ xấu tăng lên, giới quan sát sẽ tập trung vào thông điệp của Bắc Kinh về đầu tư trong tương lai và cách mà ĐCSTQ giải quyết khoản vay với những người đi vay.
Một mặt, ĐCSTQ không sẵn lòng xóa nợ. Mặt khác, việc giữ bí mật tuyệt đối về số tiền thực sự họ cho vay và cả các điều khoản cho vay, điều này đã ngăn cản những người cho vay lớn khác can thiệp để giúp đỡ.
Trải qua 10 năm điều tra, ông Brad Parks, giám đốc điều hành của AidData tại Đại học William và Mary (College of William & Mary), đã phát hiện ra rằng khoản vay hàng tỷ USD của Trung Quốc không bao giờ xuất hiện trên sổ sách của các quốc gia, bởi vì chúng không được trao trực tiếp cho chính phủ mà cho các công ty vỏ bọc ở nước ngoài. Ít nhất 385 tỷ đô la nợ Trung Quốc được che giấu và báo cáo không đầy đủ ở 88 quốc gia mắc nợ.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Yoshino Tamai của Viện nghiên cứu Itochu dự đoán rằng, “Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng ‘Vành đai và Con đường’ để mở rộng ảnh hưởng ở các nước đang phát triển và đảm bảo tài nguyên, đồng thời chú ý đến vấn đề nợ.” Tuy nhiên ông cũng dự đoán, ngay cả khi ĐCSTQ tiếp tục đầu tư ra nước ngoài, “ thì cũng rất khó có thể thấy nó (các khoản đầu tư) trở lại đỉnh cao trước COVID”.
Ý, với tư cách là quốc gia G7 duy nhất tham gia sáng kiến này của ĐCSTQ, nhưng hiện nay lại đang giữ khoảng cách với “ Vành đai và Con đường”. Trong tháng 5 vừa qua, một quan chức cấp cao của Ý nói với Reuters rằng, “Rome khó có thể gia hạn thỏa thuận với Trung Quốc khi nó hết hạn vào đầu năm 2024”.
Các nhà phê bình cho rằng thỏa thuận này không mang lại sự thúc đẩy như mong đợi đối với tăng trưởng của Ý, so với nhập khẩu, xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc tăng chậm.
Theo Lý Ngôn, Epoch Times
AP: Nợ Trung Quốc đẩy nhiều nước nghèo đến bờ vực sụp đổ Hơn 10 quốc gia nghèo đang phải đối mặt với sự bất ổn kinh tế, hoặc thậm chí sụp đổ khi phải vật lộn để trả nợ cho Trung Quốc.