Vai trò quyết định của Nhật Bản đối với Đài Loan nếu bị ĐCSTQ xâm lược

Chia sẻ Facebook
20/05/2023 03:04:49

Giới chuyên gia cảnh báo nếu ông Tập Cận Bình tấn công Đài Loan sẽ châm ngòi Thế chiến III.

Có cảnh báo nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm lược Đài Loan sẽ gây ra Thế chiến III, hệ quả những thành tựu Trung Quốc đạt được trong 40 năm qua có thể cũng tan tành, trong cuộc chiến này vai trò của Nhật Bản mang tính quyết định.

Quan hệ Nhật Bản – Đài Loan (Ảnh: Aritra Deb/ Shutterstock)


Ngày 15/5, nhà bình luận Gideon Rachman của Financial Times đã có bài “ Tham vọng Đài Loan của Tập Cận Bình đe dọa tham vọng trỗi dậy của Trung Quốc” . Bài viết chỉ ra, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012 đã từ bỏ chính sách kinh tế giấu mình chờ thời của ông Đặng Tiểu Bình kéo dài 40 năm, thay vào đó nhấn mạnh “dũng cảm đấu tranh ” và gây vấn đề khủng hoảng eo biển Đài Loan. Rachman cảnh báo nếu ĐCSTQ tấn công Đài Loan có thể gây bùng nổ Thế chiến III.


Tác giả bài viết tin rằng ĐCSTQ đã đánh giá tình hình sai lầm trong 3 vấn đề chính: Hiểu sai ý định của Mỹ, phóng đại mối đe dọa của Mỹ đối với nền kinh tế Trung Quốc, và đánh giá thấp rủi ro trong đối đầu với Mỹ.


Bài báo chỉ ra thực trạng quan chức và học giả của ĐCSTQ thường có xu hướng cho rằng Mỹ cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách lôi kéo Trung Quốc vào cuộc chiến Đài Loan. Tuy nhiên ngay cả khi Mỹ gài bẫy thì ông Tập hoàn toàn có thể tránh được, chỉ cần không tấn công Đài Loan.


Tác giả cho rằng ông Tập nên hiểu quyền lực chính trị toàn cầu bắt nguồn từ quyền lực kinh tế, do đó Trung Quốc không cần phải gây cuộc chiến quân sự đẫm máu để mở rộng ảnh hưởng quốc tế; thay vào đó, thương mại, viện trợ và đầu tư sẽ đưa Trung Quốc đạt mục tiêu mà không phải chịu bất kỳ rủi ro hay đổ máu nào. Thế nhưng luận điệu dân tộc chủ nghĩa đầy kiêu ngạo và cố chấp của ông Tập đang gây ra bối cảnh nguy hiểm: một khi chiến tranh eo biển Đài Loan bùng nổ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khó lường đối với Trung Quốc và thế giới.


Bài viết nhận định, ngay cả trong trường hợp Đài Loan nhanh chóng thua trận hoặc Mỹ không tham chiến thì hình ảnh toàn cầu của Trung Quốc sẽ vĩnh viễn thay đổi, khi đó phương Tây sẽ tham gia vào các lệnh trừng phạt nghiêm khắc chống lại ĐCSTQ khiến nền kinh tế toàn cầu bị chia cắt, hậu quả các bên đều phải trả giá đắt.


Vấn đề là Tập Cận Bình có thể tin việc chinh phục Đài Loan sẽ giúp ông ta trở thành người giúp ĐCSTQ hoàn thành sứ mệnh lịch sử “phục hưng vị thế vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Nhưng tác giả cho rằng diễn biến lịch sử thường cho thấy tình hình luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân nào đó, bằng chứng mới nhất là cái giá phải trả nặng nề khi ông Putin ra lệnh xâm lược Ukraine.

Vai trò quyết định của Nhật Bản


Tờ Economist của Anh gần đây có bài “ Liệu Nhật Bản có tham chiến nếu xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan? ” Bài viết chỉ ra, nhìn từ vị thế địa lý cho thấy Nhật Bản ở tiền tuyến trong cuộc chiến eo biển Đài Loan. Nếu chiến tranh ở eo biển Đài Loan nổ ra, việc Đài Loan có tránh được sự sụp đổ hay không có thể phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhật Bản.


Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ  phân tích rằng Nhật Bản là chìa khóa quan trọng, bởi vì Mỹ cần sử dụng các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, thêm nữa nếu Nhật Bản có thể tham chiến thì khả năng chiến thắng cao hơn rất nhiều. Nghị sĩ Taku Otsuka của Đảng Dân chủ Tự do (Nhật Bản) từng cảnh báo, nếu nguy cơ xảy ra xung quanh Nhật Bản thì Nhật Bản không thể không tham gia, chỉ có điều thực sự chưa rõ mức độ hoặc phương thức can thiệp.


Tuy nhiên Nhật Bản không giống Mỹ, vì họ không đưa ra cam kết pháp lý để bảo vệ Đài Loan. Trong trường hợp chiến tranh nổ ra, nếu Mỹ muốn sử dụng các căn cứ quân sự ở Nhật Bản cũng như muốn Nhật Bản giúp bảo vệ Đài Loan, thì phải qua phê chuẩn của Nhật Bản. Cựu quan chức Nhật Bản Nobukatsu Kanehara từng chỉ ra khả năng Nhật Bản không kết liên minh do có vấn đề cam kết trước đây là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ được sử dụng vũ lực khi đất nước Nhật Bản bị tấn công, dù vào năm 2015 Nhật Bản đã thông qua luật cho phép Lực lượng Phòng vệ lựa chọn gửi quân khi nước khác bị tấn công gây đe dọa sự tồn vong của Nhật Bản.


Hiện nay hệ thống chỉ huy quân sự của Nhật Bản và Hoa Kỳ chưa được tích hợp với nhau; trái lại lực lượng quân sự của Hàn Quốc và Mỹ đã được tích hợp để thống nhất trong chỉ đạo. Vì vậy so với Hàn Quốc thì hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ khó khăn hơn, để chuẩn bị cho hoạt động kết hợp trong chiến tranh thì hai nước cần phải cải cách thể chế liên quan. Về phía Nhật bản, đáng chú ý là họ đã lên kế hoạch thành lập tổng bộ tư lệnh chung thường trực, dự kiến ​​sẽ trở thành đối tác của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, nhưng quá trình này có thể mất vài năm. Còn về phía Mỹ, hệ thống chỉ huy của Mỹ cũng phải được điều chỉnh để giải quyết các kế hoạch cần thiết của quân đội Mỹ đóng quân tại Nhật Bản.


Tư Vân, Vision Times

PLA: Trung Quốc sẽ “đập tan” nỗ lực độc lập của Đài Loan

Trung Quốc sẽ “kiên quyết đập tan mọi hình thức ly khai độc lập của Đài Loan,” theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hôm Thứ Ba

Chia sẻ Facebook