Vài suy nghĩ về lời thú tội của cụ ông 92 tuổi từng đồng lõa với ĐCSTQ

Chia sẻ Facebook
01/07/2022 07:44:19

Năm 2012, có một bài viết lan truyền trên mạng về một cụ ông 92 tuổi yêu cầu gia đình ghi sáu lời thú tội trên bia mộ của mình. Gia đình ông đắn đo vì người ta thường ghi thành tựu chứ không ai ghi những việc làm sai trái trên bia mộ cả.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận

Nhưng cụ ông vẫn cương quyết. Suy ngẫm về hành trình cuộc đời của mình, ông luôn hối hận về những tội lỗi khiến tâm hồn ông bị giày vò này. Ông đã hết lần này đến lần khác cầu xin Đức Phật tha thứ. Nhưng Đức Phật chỉ mỉm cười với ông, mà không trả lời. Đó là lý do tại sao ông quyết định viết ra tội lỗi của mình và cầu xin sự tha thứ, để linh hồn ông được yên nghỉ nơi chín suối.


Ông cụ họ Từ, sinh năm 1920. Không rõ liệu ông có còn sống đến ngày nay không. Hành trình cuộc đời của ông là bằng chứng về sự tàn ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bài viết nói trên có tiêu đề, “Đây là sự ăn năn của một công dân 92 tuổi. Nhưng còn bao nhiêu người nữa cần phải ăn năn về tội lỗi của họ?” Dưới đây là lời thú nhận của ông cụ.

Lời nhận tội thứ nhất: Lấy đồng hồ của các phi công Mỹ đã chết

Tháng 3 năm 1942, một chiếc máy bay của nhóm Hổ Bay (Nhóm tình nguyện viên đầu tiên của Mỹ-AVG) đã đâm vào khu rừng phía sau làng tôi. Hai phi công nhảy dù ra ngoài và hạ xuống ngọn đồi của núi Nhị Lang.

Lúc đó tôi đang đốn củi trong khu vực đó. Sau khi chạy tới, tôi thấy những chiếc dù treo trên cây và hai phi công nằm trên đống đá người bê bết máu. Tôi đến gần và phát hiện cả hai người đều đã chết. Tôi đứng đó một lúc và không hiểu sao lại có ý nghĩ kỳ quặc là kiểm tra xem liệu họ có vật gì có giá trị không. Cuối cùng, tôi đã lấy đồng hồ của hai người họ.

Ngày hôm sau, chính quyền thị trấn (dưới thời Trung Hoa Dân Quốc) đã cử người chuyển hai thi thể đến Trùng Khánh. Khi mọi người khiêng họ qua làng, tôi ở trong nhà và không dám ra ngoài xem. Tôi xấu hổ về bản thân mình: Trời ạ! Những người Mỹ này đến đây để giúp chúng tôi chống lại quân xâm lược Nhật Bản. Chúng tôi nên vô cùng biết ơn, vậy mà tôi lại lấy đồng hồ của họ. Tôi có phải là một con người nữa không?

Từ đó trở đi, tôi cảm thấy rất tệ. Đến năm 1948, tôi không thể chịu đựng được nữa. Tôi bèn vay một số tiền làm lộ phí để đi đến Trùng Khánh. Rồi tôi ném cả hai chiếc đồng hồ xuống sông Gia Lăng như một cách để trả lại chúng cho các phi công. Sau đó, tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút.

Tôi là một người dân thường. Khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc kêu gọi mọi người nhập ngũ để đánh quân Nhật, tôi đã nhập ngũ. Tuy nhiên, khi đoàn quân đến Phù Lăng, tôi đã chạy trốn như một kẻ đào ngũ. Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, đã có nhiều chiến dịch chính trị lên án Quốc Dân Đảng (đảng cầm quyền của Trung Hoa Dân Quốc), tôi thậm chí còn công khai chỉ trích họ vì tội bắt đi lính.

Tôi cảm thấy thật tồi tệ, bởi vì tôi đã làm ông bà tổ tiên thất vọng. Hàng triệu người Trung Quốc đã nhập ngũ và hy sinh cho đất nước. Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, liệu ai còn nhớ đến họ? Chúng tôi đã dựng lên những tượng đài công đức cho họ và cho nhóm Hổ Bay, bởi vì họ là những anh hùng thực sự. Còn đối với tôi, tôi chỉ xứng đáng có một tấm bia tội lỗi.

Lời nhận tội thứ hai: Giết một địa chủ trong cải cách ruộng đất

Năm 1951, đại diện của ban chuyên trách cải cách ruộng đất đã đến làng tôi để đẩy mạnh chiến dịch này và diệt địa chủ. Thực ra, một số địa chủ trong làng rất tốt bụng và hào phóng, và họ rất hòa thuận với dân làng. Mặc dù các quan chức của ban chuyên trách tổ chức họp hàng ngày, xúi giục dân làng tấn công địa chủ, nhưng sau hai tuần cũng không có tiến triển gì.

Đội trưởng Hồ rất sốt ruột. Ông ta đến gặp tôi và hai thanh niên khác trong làng, nói rằng trên quận có chỉ tiêu là một trong ba địa chủ trong làng của chúng tôi cần phải bị giết chết. Vì cuộc họp đấu tranh giai cấp đã không diễn ra tốt đẹp như ông ấy dự kiến, ông ấy hy vọng chúng tôi có thể giúp hô các khẩu hiệu. Bằng cách đó, ít nhất cuộc họp sẽ tiếp tục.


Không hiểu sao tôi đã dại dột đồng ý. Trong buổi họp tối hôm đó, tôi là người đầu tiên hô, “Đả đảo những kẻ bạo ngược và ác ôn!” “Chúng tôi ủng hộ cải cách ruộng đất!” “Loại bỏ giai cấp địa chủ!” Mấy thanh niên khác cũng tham gia cùng tôi.


Thấy cuộc họp nóng lên, ông Hồ liền lớn tiếng khiển trách một địa chủ tên là Triệu Nhân Hậu và liệt “tội ác” của ông vào tội bóc lột nông dân.


“Các vị có đồng ý rằng ông Triệu đã bóc lột chúng ta không?” ông ta cao giọng và hỏi đám đông.


“Có!” , một số người từng tham gia cuộc họp trù bị ngày hôm trước trả lời.


“Chúng ta có nên hành quyết ông ta không?” ông ấy tiếp tục.


“Có!” chúng tôi lớn tiếng đáp.


“Bây giờ một số vị hãy đưa ông ta ra ngoài” , ông ấy ra lệnh.

Sau đó chúng tôi đưa ông Triệu từ cuộc họp ra ngoài sân.


Ngay khi chúng tôi đến đó, ông Hồ yêu cầu chúng tôi đứng bên cạnh. Sau đó là một phát súng, tiếp theo là một phát súng khác. Ông Triệu gục xuống đất. Tất cả dân làng đều choáng váng. Chúng tôi không biết “hành quyết” ông ấy có nghĩa là sẽ giết ông ấy. Chúng tôi tưởng là đuổi ông ấy ra khỏi phòng họp. Bằng cách đó, chúng tôi đã đánh mất lương tri và gây ra cái chết của ông Triệu. Thật là một tội lỗi to lớn!

Lời nhận tội thứ ba: Không kịp thời cứu người cánh hữu

Vài năm sau, chiến dịch chống cánh hữu bắt đầu. Vào năm 1957, một trí thức đến làng và ông ấy cũng mang họ Hồ. Chúng tôi nghe nói tội của ông ấy là tấn công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Ông Hồ gầy và yếu, như thể gió có thể quật ngã ông. Ban ngày, ông ấy tham gia lao động ở hợp tác xã và cứ ho liên tục. Đến tối, ông ấy ngủ ở một ngôi miếu đổ nát ở rìa làng. Trưởng thôn đối xử rất tệ bạc với ông. Chúng tôi cũng tránh xa ông ấy để tránh rắc rối.

Vào buổi sáng ngày thứ 10 sau khi ông Hồ đến, tôi ra ao gần làng để lấy nước tưới ruộng. Bất chợt tôi thấy ông ấy đang giãy giụa trong nước, và tôi biết ông ấy cố ý tự tử vì tuyệt vọng. Sau đó tôi tự đấu tranh: Nếu tôi cứu ông ta, điều đó có thể mang lại cho tôi rắc rối; Nếu tôi không cứu ông ta, dù sao cũng là một mạng người. Sau một lúc, cuối cùng tôi cũng nhảy xuống ao cứu ông ta. Nhưng đã quá muộn, ông ấy chết đuối rồi. Sau đó, một số dân quân đã đến và chôn cất ông ấy bằng cách phủ lên ông một ít cỏ khô.

Trong mấy chục năm qua, bất cứ khi nào đi qua đó, tôi đều cảm thấy hối hận. Mặc dù ông ấy tuyệt vọng và đang tự sát, và cứu ông ấy có thể đồng nghĩa với việc đau khổ hơn, nhưng dù sao đi nữa ông ấy vẫn là một con người.

Lời thú tội thứ tư: Đành ăn thịt xác chết trong Nạn đói lớn

Sau đó là Đại Nhảy Vọt khét tiếng vào năm 1958. Mọi người đều khoác lác, tuyên bố sản lượng đến hàng chục kg thóc trên một mẫu (cao gấp hàng trăm lần sản lượng thực tế). Họ cũng báo cáo rằng tất cả các kho trong các ngôi làng đã được chất đầy đến nóc.


Tất cả điều đó đều là dối trá. Mùa vụ đến lúc thu hoạch, nhưng không có ai thu hoạch lương thực cả, vì tất cả những dân làng khỏe mạnh còn đang bận rộn “sản xuất” thép trong các lò sau nhà. Cán bộ hợp tác xã hướng dẫn chúng tôi chất đầy cỏ khô vào kho. Chúng tôi cũng phủ một ít thóc lên trên để các quan chức cấp cao hơn kiểm tra.

Tất cả những điều này đã dẫn đến Nạn đói lớn ở Trung Quốc từ năm 1959 đến năm 1961. Rất nhiều người trong làng đã chết, trong đó có cha mẹ, vợ và một số người thân của tôi. Hai con tôi và tôi sống sót một cách thần kỳ. Khi không có thức ăn và trong tình trạng tuyệt vọng như vậy, tôi đã nấu thịt xác chết của anh họ mình… Thật khủng khiếp, tôi không thể mô tả thêm nữa, nhưng điều đó đã làm tăng thêm tội lỗi cho tôi.

Lời thú tội thứ năm: Phản lại truyền thống, đốt tượng Phật

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, các quan chức buộc dân làng phải thề nguyền trung thành với Mao Trạch Đông, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ. Sau khi bỏ đi di ảnh của ông bà tổ tiên, chúng tôi thay thế chúng bằng ảnh của Mao và cánh tay phải của ông ta là Lâm Bưu. Trước mỗi bữa ăn, chúng tôi phải thề sẽ trung thành với Mao, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất và hát những bài hát.

Trong 10 năm Cách mạng Văn hóa đó, chúng tôi không dám tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên của mình. Điều đó là sai. Hơn nữa, dân quân thôn và tôi còn đốt tượng Phật. Đây là một tội lỗi khác.

Lời thú tội thứ sáu: Cháu trai trở thành một quan chức tham nhũng

Cháu trai tôi tốt nghiệp đại học năm 1990 và có hai lựa chọn công việc. Một là trở thành giáo viên trung học và lựa chọn khác là trở thành thư ký cho các quan chức quận. Tôi cố chấp, nghĩ rằng làm giáo viên sẽ không có tương lai. Vì vậy, tôi đã bảo cháu trai của mình đi làm việc cho các quan chức.

Hiện giờ, cháu tôi đã trở thành một quan chức cấp quận và giỏi tham nhũng, hối lộ, cờ bạc, và qua lại với gái mại dâm. Vậy là, thằng bé trở thành một mối họa trong vùng. Tất cả đó là lỗi của tôi!

Phong trào thoái Đảng

Ở phần kết thúc của bài viết trên, tác giả cho biết những việc làm sai trái này không chỉ là lỗi của ông cụ. Mà đó là bi kịch của toàn người dân Trung Quốc.


Thông qua hàng loạt chiến dịch chính trị, ĐCSTQ đã gây ra cái chết của khoảng 80 triệu người, con số này vượt quá số người chết trong hai cuộc Thế chiến. Mao từng nói, “Trung Quốc có 800 triệu người, làm sao có thể không có đấu đá nội bộ cơ chứ?” . Ông ta cũng dự định tổ chức các phong trào chính trị như cách mạng văn hóa cứ bảy hoặc tám năm một lần. Nhưng tội ác của ĐCSTQ đâu chỉ là như vậy.

Tháng 11 và tháng 12/2004, thời báo Epoch Times, một cơ quan truyền thông do người Hoa ở hải ngoại xây dựng, công bố loạt bài xã luận: Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau được gọi tắt là Cửu Bình. Loạt 9 bài bình luận này đã vạch rõ nguồn gốc, bản chất và lịch sử tội ác từ xưa đến nay của ĐCSTQ, giúp cho nhiều người dân Trung Quốc hiểu được bộ mặt thật của Đảng. Cũng trong Cửu Bình, Epoch Times lần đầu tiên kêu gọi tất cả người dân Trung Quốc thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó (Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong).

Cửu Bình sau này trở thành một cuốn sách được truyền tay rộng rãi và bí mật tìm đọc nhiều nhất tại Trung Quốc Đại Lục.

Các trung tâm Thoái Đảng sau này đã được người Hoa lập nên tại các quốc gia bên ngoài Đại Lục, duy trì liên tục trong nhiều năm, đồng thời ảnh hưởng ngược lại Trung Quốc Đại Lục. Người Đại Lục cũng vượt tường lửa, lên website tuidang.org để tuyên bố thoái xuất. Đến ngày 21/4/2005, số người tuyên bố thoái Đảng và các tổ chức liên đới đạt mốc 1 triệu. Đến ngày 22/4/2006, số người tuyên bố thoái tiến gần tới mốc 10 triệu. Đến khoảng tháng 2/2009, con số vượt mức 50 triệu. Ngày 7/8/2011, số người thoái đạt 100 triệu. Con số là 200 triệu vào tháng 4/2015, 300 triệu vào 2018, và tới 18/7/2020, đã có hơn 360 triệu người Trung Quốc tuyên bố thoái xuất khỏi chế độ.

Số lượng người thoái Đảng đăng tải công khai trên trang web tuidang.org.

Vì sao cần phải thoái xuất?


Rất nhiều người dân Trung Quốc lúc đầu không thể hiểu được lý do phải thoái Đảng. Đúng như nhà thơ Tô Đông Pha từng viết: “Bộ mặt Lư Sơn sao chẳng tỏ? Bởi thân đang ngụ tại non Lư” (Bất thức Lư Sơn chân diện mục, Chỉ duy thân tại thử sơn trung). Đứng trên núi thì không thấy được diện mạo của núi, bị vùi lấp trong xã hội Trung Quốc mà Đảng tạo ra sau những cuộc tắm máu thì không thể thấy được nguyên nhân phải từ bỏ liên hệ với cái Đảng tà ác này.

Đối với người lớn lên tại Trung Quốc Đại Lục, tham gia vào Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong là yêu cầu khi họ đến tuổi cần thiết, tham gia vào Đảng lại càng là điều kiện tiên quyết để có thể có được vị trí, thăng tiến và chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Điều này mang tính bắt buộc xét về mọi khía cạnh ý nghĩa và mục đích, những ai không tham gia sẽ bị áp lực về mặt xã hội và các mối quan hệ trong việc được nhập học, trong đời sống, trong công việc. Vì thế, mặc dù Trung Quốc có hơn 90 triệu Đảng viên, nhưng có thể nói rằng gần 1,4 tỷ người dân Trung Quốc đều có chân trong một tổ chức liên hệ với Đảng.


Nghi lễ gia nhập Đảng hay các tổ chức kia bao gồm những gì? Những thành viên tương lai giơ tay phải lên và thề cống hiến cuộc đời của mình để “chiến đấu cho lý tưởng cộng sản”, “sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho Đảng”“không bao giờ phản bội Đảng”. Người ta thường không nghĩ quá nhiều về những lời này, vì họ đã thấy hay nghe những lời này lặp đi lặp lại quá nhiều, là một phần của sự tuyên truyền tẩy não mà họ bị chôn vùi vào trong suốt những năm tháng cuộc đời.

Nhưng mà có một nghịch lý cần chỉ ra: ĐCSTQ vốn là vô thần, lại càng vô pháp vô thiên, cớ gì mà nó lại dùng lời thề để trói buộc con người như vậy chứ? Theo duy vật luận, thì lời thề là duy tâm, chẳng có ý nghĩa gì cả.


Văn hóa truyền thống của nhân loại nói chung đều thấm đẫm tín ngưỡng vào Thần. ĐCSTQ bởi vì xây dựng trên tư tưởng duy vật vô thần, mong muốn xây dựng “thiên đường nhân gian” , nên tất nhiên là muốn đứng ở vị trí cao nhất trong tâm linh người Trung Quốc, muốn thông qua các cuộc vận động đẫm máu mà thay thế vị trí của Thần. Bởi thế không khó để nhận ra, trong các cuộc vận động của ĐCSTQ, những giá trị phổ quát của nhân loại như đồng cảm, tình yêu thương, thiện lương, v.v.. bị thay thế bằng tình cảm đấu tranh giai cấp, quần ngư tranh thực, kẻ mạnh sinh tồn… Theo nguyên tắc này, đúng và sai, thiện và ác đều không quan trọng, điều quan trọng là không từ thủ đoạn giành chiến thắng trong cạnh tranh, dù là quan trường, thương trường hay tình trường.


Bên cạnh việc xóa bỏ Thần linh chân chính trong tâm trí người dân, ĐCSTQ lại tạo ra một bộ những thứ đối ứng của riêng Đảng và bắt người dân phụng thờ. Tôn giáo có nhà thờ, ĐCSTQ có các cấp ủy đảng. Tôn giáo có giáo lý, ĐCSTQ có ý thức của Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu Bình, học thuyết của Giang Trạch Dân, chỉ đạo của Tập Cận Bình. Tôn giáo có lễ quy y, ĐCSTQ có lễ tuyên thệ trung thành phụng hiến cho Đảng. Tôn giáo có linh mục, ĐCSTQ có bí thư Đảng. Tôn giáo có Thần, Phật, ĐCSTQ có Mao Trạch Đông. Tôn giáo có kinh sách, ĐCSTQ có Mao quyển (sách Đỏ), có học tập thấm nhuần chỉ đạo. Tôn giáo có nghi lễ, ĐCSTQ có nhảy “điệu trung thành”“xin ý kiến chỉ đạo của đảng vào buổi sáng và báo cáo với đảng vào buổi tối”


Như vậy thì ĐCSTQ kỳ thực không phải là một tổ chức bình thường, mà nó chính xác là một “tà giáo” – Và thông qua nghi thức tuyên thệ, nó bắt các giáo đồ phụng thờ nó bằng cả sinh mạng: “sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho Đảng”.

Ngày nay, rất nhiều người Trung Quốc và người hiện đại nói chung, chịu ảnh hưởng của thuyết vô thần và duy vật, đều không rõ ràng về sự nghiêm túc của lời thề. Đối với việc thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội, nhiều người lúc đầu chỉ đơn giản nói: họ đã quá tuổi Đoàn, tuổi Đội, họ cũng từ lâu đã không nộp lệ phí Đảng rồi. Theo nguyên tắc mà nói thì sẽ tự động không còn là Đảng viên, Đoàn viên. Như vậy đã đủ chưa?

Kỳ thực không chỉ ở Trung Hoa, vào thời cổ đại trên toàn thế giới nói chung, con người đều rất kính sợ lời thề. Nhân loại nói chung đều tin rằng việc làm trái một lời thề sẽ mang đến những hậu quả đáng sợ. Dù là người hiện đại đi chăng nữa, tư duy này vẫn ẩn trong tiềm thức, không phải ai cũng dám dễ dàng đưa ra lời thề.

Với một tổ chức tà ác như ĐCSTQ mà nói, khi đã hiểu ra bản chất của nó thì bất cứ ai còn chút lương tri đều không muốn ở lại với nó. Nhưng muốn chặt đứt liên hệ với ĐCSTQ, xoay chuyển lời thề kia, thì không có cách nào khác ngoài việc công khai bày tỏ mong muốn, nói rõ ra việc đoạn tuyệt lời thề ấy.

Hơn thế nữa, khi ĐCSTQ tắm máu người dân, hủy hoại tín ngưỡng, tiêu diệt nhân tính và thay thế bằng Đảng tính, bao nhiêu người có thể dũng cảm đứng ra phản đối nó? Bao nhiêu người có thể không hùa theo? Bao nhiêu người ở trong những cuộc vận động mà bị cuốn đi, bị tà ác che khuất lương tri?

Sau bao nhiêu năm vận động, nhiều người vẫn nuôi hy vọng, vẫn tưởng rằng xã hội Trung Quốc hiện đại đã thoát khỏi bóng ma tà ác kia, nhưng họ kỳ thực đã bị lừa. Bằng chứng không đâu xa, sự đàn áp và giết người bí mật trong cuộc biểu tình Hồng Kông, hay tội ác thu hoạch nội tạng sống từ tù nhân lương tâm như người tập Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ, tất cả đều là những tội ác kinh khủng và tà ác nhất. Trong suốt những năm qua, có bao nhiêu tiếng nói lương tri xuất hiện tại Trung Quốc Đại Lục đây? Dứt tuyệt sự liên hệ với Trung Cộng đã trở thành con đường duy nhất để người Trung Quốc tìm lại lương tri.


Trong lịch sử Trung Hoa có một câu nói: “Võng khai nhất diện” , nghĩa bóng của nó tức là chỉ có những ai cố chấp đến độ tự mình đâm đầu vào lưới thì mới chịu thiệt mà thôi. “Võng” đã “khai” rồi, thoái Đảng trở thành con đường duy nhất giúp các Đảng viên ĐCSTQ nằm trong chế độ tà ác nhưng chưa thực sự tán tận lương tâm có thể chặt đứt nguy cơ bị ác nghiệp bủa vây, quả báo ập tới.


Theo “Lời chứng của cụ ông 92 tuổi về sự tàn ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc”
Tác giả: Tôn Cường
Đăng trên Minghui.org


Minh Nhật tổng hợp

Người Trung Quốc: Từ xếp hàng đấu tố địa chủ đến xếp hàng thoái Đảng


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook