Vài nguyên tắc của cổ nhân để có thân khỏe mạnh tâm an hòa

Chia sẻ Facebook
12/02/2023 10:17:39

Thời cổ đại có rất nhiều người chú trọng tới đạo dưỡng tâm dưỡng thân và cũng ghi chép lại những tâm đắc cho hậu thế. Duyệt qua các sách cổ có thể thấy người xưa quan niệm rằng tinh thần và sức khỏe cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, để dưỡng thân tốt thì trước hết phải chú trọng dưỡng tâm, tu dưỡng tinh thần.

(Tranh minh họa tổng hợp)

“Nhất Đức” – Đứng đầu là đức


Cao nhân am hiểu về đạo dưỡng sinh thời cổ đại phần lớn thuộc về trường phái Đạo. Cuốn sách kinh điển nhất của Đạo gia mà ai cũng biết tới là Đạo Đức Kinh. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử bàn luận rất nhiều điều nhưng cũng không nằm ngoài chữ “Đức”. Có thể thấy rằng tu dưỡng đạo đức là chuẩn tắc tối cao của đạo dưỡng thân dưỡng tâm.

“Nhị tự” – Hai chữ trong tâm


Tô Đông Pha, văn học gia nổi tiếng triều Tống, cho rằng dưỡng sinh nằm ở hai chữ “an”“hòa” . Ông nói: “Khi tâm an thì sẽ cảm thấy những tác động của ngoại vật đến ta là rất nhẹ, khi tâm hòa thì sẽ cảm ứng thấy ngoại vật dường như cũng thuận theo ta” . Người ta giữ được tâm “an” , tính “hòa” thì có thể đạt đến cảnh giới dưỡng sinh cao thượng.

“Tam giới” – Ba điều giới cấm


Khổng Tử viết rằng: “Người quân tử có ba điều cần cảnh giới: Lúc niên thiếu khí huyết không ổn định cần phải giới sắc dục, đến tuổi tráng niên khí huyết mạnh mẽ cần phải giới tranh đấu, về già khí huyết đã suy thì phải giới chuyện được mất.” Điều này cho thấy việc dưỡng sinh hay dưỡng tâm không phải là việc một sớm một chiều, mà là việc xuyên suốt một đời người. Càng lúc tuổi cao, càng từng trải nhiều, thì yêu cầu cũng càng cao hơn, cuối cùng yêu cầu hiểu được lẽ được mất, chính là một cảnh giới tinh thần cao thượng.

“Tứ pháp” – Bốn phép tắc


Danh y đời Minh là Mặc Mật Trai đã đưa ra thuyết dưỡng sinh gồm có 4 điều, đó là: “Nhất viết quả dục, nhị viết thận động, tam viết pháp thì, tứ viết lại nhanh” , nghĩa là thứ nhất phải từ bỏ các ham muốn, thứ hai là vận động vừa phải, thứ ba là sinh hoạt điều độ, thứ tư mới là chữa bệnh.

Cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm

“Ngũ tri” – Năm điều cần biết

Danh nhân đời Tống, Chu Thủ Trung nói người ta cần phải biết 5 điều quan trọng. Thứ nhất là vui và giận quá đều làm tổn hại tinh thần, vì vậy giữ tâm an hòa tĩnh tại, tinh thần thông suốt mới thoát được phiền muộn. Thứ hai là suy nghĩ nhiều làm cho tinh thần sa sút cho nên đừng quá nặng tình để giữ gìn thần khí. Thứ ba là kêu ca phàn nàn làm hao tổn khí, cố gắng than phiền ít đi thì mọi sự sẽ qua. Thứ tư là nghe nhạc u buồn sẽ làm tổn thọ, nếu biết nén lòng thì buồn phiền sẽ tự khắc tan biến. Thứ năm là quá nhiều ham muốn dễ khiến mất mạng, nhẫn nhịn thành quen sẽ không làm bậy.


“Ngũ Tri” mà Chu Thủ Trung bàn đến xem ra chính là khắc chế không cho “thất tình lục dục” của con người phát tiết ra.

“Lục tiết” – Sáu điều phải hạn chế


Danh y đời Minh, Giang Khởi Thạch nhấn mạnh về 6 điều cần hạn chế gọi là “lục tiết” . Hạn chế sắc dục có thể dưỡng tinh khí. Hạn chế phiền não có thể dưỡng tinh thần. Hạn chế tức giận có thể dưỡng gan. Hạn chế đau khổ có thể dưỡng sức. Hạn chế suy nghĩ có thể dưỡng tâm. Hạn chế đau buồn có thể dưỡng phế.


Có thể thấy rằng phép dưỡng thân dưỡng tâm của Giang Khởi Thạch xoay quanh việc dưỡng tốt được “tinh, khí, thần” của con người.

“Thất thực” – Bảy nguyên tắc ăn uống

Thạch Thành Kim triều Thanh chỉ ra 7 nguyên tắc ăn uống để dưỡng sinh. Thứ nhất là nên ăn sớm, không để muộn. Thứ hai là lúc ăn nên chậm rãi, không nên vội vàng. Thứ ba là chỉ ăn vừa đủ, không ăn quá no. Thứ tư là nên ăn thanh đạm không ăn quá mặn. Thứ năm là nên ăn đồ ấm, không nên ăn lạnh. Thứ sáu là nên ăn đồ mềm, không ăn đồ quá cứng. Thứ bảy là ăn xong nên súc miệng bằng nước trà, 2-3 lần đến khi thật sạch.


Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Phù chính, khu tà: Triết lý dưỡng sinh Đông – Tây hội ngộ


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook