USD và rúp Nga tăng trở lại trong khi vàng, bitcoin và các tài sản rủi ro lao dốc

Chia sẻ Facebook
19/05/2022 14:18:49

Đồng USD đảo chiều tăng trở lại trong phiên 18/5, kết thúc chuỗi 3 phiên giảm trước đó, do những lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và lạm phát cao khiến nhà đầu tư không thể duy trì lâu tâm lý lạc quan đối với các tài sản rủi ro.

Động thái tích cực của đồng USD diễn ra chỉ một ngày sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có những phát ngôn với giọng điệu ‘diều hâu’ về kế hoạch chính sách tiền tệ.

Hôm thứ Ba (17/5), ông Powell khẳng định ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất mạnh nếu cần, bao gồm cả việc đưa lãi suất lên trên mức trung lập, để hạn chế sự gia tăng lạm phát mà theo ông là đang đe dọa nền kinh tế nước Mỹ.

Tỷ lệ trung lập là mức mà tại đó hoạt động kinh tế không bị áp lực suy yếu và nhìn chung được nhận định sẽ ở mức 3,5% vào giữa năm 2023.

Chuyên gia phân tích thị trường Michael Brown của Caxton ở London, cho biết: "Đợt tăng giá đột ngột của các tài sản rủi ro và qua dường như chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, và đã gần như hoàn toàn thất bại ngay từ đầu phiên giao dịch sáng nay (18/5)". Thị trường chứng khoán Mỹ, Châu Âu và nhiều nước châu Á đồng loạt giảm điểm trong phiên này.

Ông Brown nói: "Do đó, nhu cầu tìm đến USD để trú ẩn đã xuất hiện trở lại, với điều gì đó giống như một "đợt tháo chạy đến với tiền mặt".

Chỉ số Dollar index (DXY) – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc ngày 18/5 theo giờ Việt Nam tăng 0,1% lên 103,45, dù không tăng nhiều nhưng cũng đủ để ngắt chuỗi phiên giảm dài nhất kể từ giữa tháng Ba.

"Về mặt kỹ thuật, điều đó sẽ làm hài lòng những người đầu cơ giá lên khi chỉ số DXY cố gắng giữ trên mức hỗ trợ trước đó, là 103,20, và cùng với bối cảnh kinh tế ảm đạm dự báo tiếp tục sẽ giữ cho đồng USD vững chắc vào lúc này", ông Caxton Brown nói.

Đồng bảng Anh giảm 0,7% so với đồng USD trong phiên 18/5, xuống 1,24225 USD vào lúc kết t húc ngày 18/5 theo giờ Việt Nam, sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của Anh tăng lên 9%, mức cao nhất trong vòng 40 năm, làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm kinh tế sâu rộng do lạm phát cao gây tổn hại đến người tiêu dùng. So với euro, bảng Anh cũng giảm khoảng 0,2% xuống 84,67 pence.

Với việc các nhà đầu tư có cái nhìn mờ nhạt về các loại tiền tệ rủi ro, đồng đô la Australia, được coi như một đại diện cho các loại tiền có độ rủi ro cao, đã giảm 0,4% trong phiên vừa qua. Mức tăng tiền lương của Australia trong quý I chỉ vừa phải, khiến các nhà đầu tư thu hẹp tỷ lệ đặt cược vào việc ngân hàng trung ương Australia sẽ tăng lãi suất mạnh mẽ.

Đồng rúp Nga tăng giá trở lại so với USD, trở lại mức cao nhất trong vòng 5 năm so với đồng euro, khi một số người mua khí đốt ở châu Âu tìm cách đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng đồng rúp của Nga và gia tăng rủi ro vỡ nợ của chính phủ Nga.

Đồng rúp đã trở thành đồng tiền hoạt động tốt nhất trong năm nay bất chấp một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện đối với nền kinh tế Nga, được hỗ trợ bằng các biện pháp kiểm soát mà Nga áp đặt vào cuối tháng Hai để bảo vệ khu vực tài chính của họ sau khi nước này mở "chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine.

Cụ thể, rúp Nga tăng 0,4% trong phiên vừa qua, lên 63,33 RUB/USD, không xa mức 62,6250 RUB đạt được vào thứ Sáu (13/5) - mức mạnh nhất kể từ đầu tháng 2 năm 2020. So với euro, rúp cũng tăng 0,9% lên 66,45 RUB/EUR, trở lại mức cao nhất kể từ giữa năm 2017, là 64,9425 RUB, đạt được vào tuần trước.

Sự phục hồi của đồng rouble lên mức cao nhất trong nhiều năm đã bị chậm lại trong tuần này do ngân hàng trung ương Nga nâng trần cho các giao dịch xuyên biên giới, cho phép người dân Nga và người đến từ các quốc gia thân thiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài với số tiền tương đương 50.000 USD một tháng. Giới hạn trước đó là 10.000 USD.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá trong phiên vừa qua sau khi dữ liệu cho thấy người nước ngoài tăng cường bán trái phiếu Trung Quốc trong tháng 4. Nhân dân tệ tăng giá đảo ngược xu hướng tăng ở phiên liền trước – phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 10.

Các nhà đầu tư nước ngoài cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ trong nước tháng thứ ba liên tiếp, đợt giảm dài nhất được ghi nhận.

Đồng nhân dân tệ giao ngay trên thị trường nội địa Trung Quốc kết thúc phiên 18/5 giảm 129 pip so với phiên liền trước, xuống 6,7505 CNY.

Đồng nhân dân tệ ở nước ngoài cũng suy yếu, giảm xuống 6,7648 CNH, so với mức đóng cửa 6,7413 CNH ở phiên liền trước.

Thị trường tiền điện tử khá yên tĩnh sau khi giao dịch cuộc hỗn loạn trong tuần trước. Theo đó, Bitcoin lúc kết thúc ngày 18/5 theo giờ Việt Nam giảm khoảng 5% xuống 28.761 USD. Ether phiên này cũng giảm gần 5% xuống dưới 2.000 USD.

Giá bitcoin ngày 18/5.


Giá vàng cũng quay đổi giảm do lo ngại về việc Mỹ tăng lãi suất, va đồng USD hồi phục làm mờ đi ‘ánh sáng lấp lánh’ xung quanh vàng.

Giá vàng giao ngay lúc đóng cửa ngày 18/5 theo giờ Việt Nam giảm 0,1% xuống 1.812,94 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 6 giảm nhiều hơn, mất 0,5% xuống 1.809,50 USD.

David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại của High Ridge Futures, cho biết: "Những động thái mới của Fed để chống lại áp lực lạm phát đang đè nặng lên thị trường vàng".

Dòng tiền chảy vào quỹ giao dịch hoán đổi lớn nhất thế giới - SPDR Gold Trust, được hỗ trợ bằng vàng - tiếp tục giảm, phản ánh tâm lý giảm giá trên thị trường.

Lượng vàng quỹ SPDR nắm giữ.


Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

Chia sẻ Facebook