Uống thuốc đông y 'bổ thận tráng dương' chưa 'khoẻ' đã ngộ độc

Chia sẻ Facebook
13/04/2022 01:19:03

Thuốc đông y hay tây y đều có những vị thuốc là độc dược nếu dùng không theo chỉ định người dùng có thể gặp nguy hiểm.


Anh N.V.Đ trú tại Đắk Lắk đến khám tại BV Chợ Rẫy vì chứng da sần sùi, vàng, khô keo do tác hại từ việc lạm dụng thuốc đông y.

Anh Đ. cho biết cách đây 3 năm anh mua thuốc đông y được quảng cáo là bổ thận tráng dương về uống. Sau đó anh Đ. thấy có triệu chứng ngứa. Ban đầu ngứa ít nhưng càng ngày da càng nổi các dát ban từng lát, từng lát. Sau đó anh Đ. mới đến bệnh viện Chợ Rẫy khám. Bác sĩ chẩn đoán anh bị ngộ độc do sử dụng thuốc đông y kéo dài.

Không riêng gì anh Đ., tại BV Chợ Rẫy có rất nhiều bệnh nhân giống anh. Vì nghĩ thuốc đông y, thuốc nam ít tác dụng phụ nên mua về uống mà không có chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc nên bị ngộ độc, nhẹ thì ngứa da, nặng thì suy thận cấp, suy gan, thậm chí suy tim có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Theo ThS.BS Doãn Uyên Vy, Phụ trách Phòng khám Chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy thi thoảng bác sĩ vẫn gặp các bệnh nhân đến khám vì các triệu chứng ngứa, người bệnh có bệnh lý gan, da sạm, tiêu chảy kéo dài, thậm chí người bệnh có tổn thương gan, suy thận cấp thậm chí suy tim cấp.

Sau khi bác sĩ sàng lọc nội khoa không tìm ra nguyên nhân nhưng khám chuyên khoa nhiễm độc thì nguyên nhân do ngộ độc thuốc đông y gây ra.

Những bệnh nhân này đều có sử dụng thuốc đông y kéo dài với mục đích tăng cường sinh lý, bồi bổ sức khỏe, điều trị đau khớp hoặc ngăn ngừa đột quỵ… và hậu quả là nhiễm độc từ thuốc đông y.

Ảnh minh hoạ.



Theo bác sĩ Vy, y văn thế giới ghi nhận thuốc đông y có chứa các kim loại nặng và gây bệnh nhiễm độc nếu sử dụng thuốc kéo dài. Trong các sách đông y có những vị thuốc như hùng hoàng, chu sa dùng điều trị nhiều loại bệnh ngoài da, viêm nhiễm, sốt rét, an thần, chống co giật, mất ngủ, giang mai, trẻ con khóc đêm…

Những vị thuốc này có nguồn gốc từ những cục đá khoáng sản, khoáng chất chứa thạch tín sunfua và thủy ngân sunfua. Nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra tình trạng nhiễm độc.


Nhiều người nghĩ đông y là tự nhiên nên uống thoải mái nhưng thực tế dù chỉ là cây cỏ vẫn có chất độc tự nhiên thì có thể gây ngộ độc.

Các vị thuốc có nguồn gốc từ khoáng sản thì rất độc hại uống lâu dài nó tích tụ vào các mô trong cơ thể. Khi có biểu hiện bệnh thì mức độ nhiễm độc đã ở mức cao không phải nhẹ thậm chí mức độ nặng bệnh nhân có thể tử vong.

Thạc sĩ Vy cho biết trong tây y hay đông y thì đều có những độc dược. Khi dùng bác sĩ sẽ “lợi dụng” cái lợi của vị thuốc để trị bệnh. Nhưng việc dùng thuốc này phải theo dõi đúng chỉ định của bác sĩ.


Bác sĩ sẽ theo sát người bệnh. Nếu chúng ta cứ sử dụng bất chấp mà nghĩ bổ chỗ này, bổ chỗ khác thì có thể nhiễm độc lâu dần độc tố tích tụ ảnh hưởng tới toàn thân.

PGS Nguyễn Hữu Đức – nguyên Giảng viên khoa Dược, trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết các thuốc bổ thận tráng dương y học cổ truyền ít nhiều cũng có tác dụng trong việc bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý cho nam giới. Tuy nhiên, PGS Đức cho biết người bệnh phải dùng như thế nào cho đúng, cho an toàn thì ít ai quan tâm.

Mọi người cứ nghĩ mách có bài thuốc hay là mua dùng. Ngoài nguy cơ ngộ độc thì có khi còn tác dụng ngược lại.

Theo PGS Đức, ví dụ như những người bị liệt dương, xuất tinh sớm thuộc thể “âm hư hỏa vượng” mà lại dùng các chế phẩm đông là các vị thuốc bổ dương và thuần dương thì chỉ làm bệnh nặng lên.

Người bệnh có thể tưởng tượng mình đang kiệt sức vì leo dốc lại phải gặp cái bánh xe hình vuông. Vì vậy, uống thuốc bổ gì cũng phải uống sao cho đúng mới có hiệu quả.


Nếu dùng thuốc chỉ theo lời truyền miệng, quảng cáo bài thuốc, vị thuốc nào đó “bổ thận, tráng dương”, người bệnh tự tiện, sử dụng không những không chữa hết liệt dương, xuất tinh sớm mà còn bị viêm gan, suy thận.

Vì vậy, khi người bệnh muốn sử dụng thuốc đông y, nên đến khám thầy thuốc chuyên khoa y học dân tộc được đào tạo bài bản, nguồn gốc thuốc rõ ràng, chất lượng thuốc đảm bảo về màu sắc, thành phần, theo các bài thuốc gia giảm phù hợp.


Khi cảm thấy cơ thể không thoải mái, sức khỏe có vấn đề, hãy đến những cơ sở y tế hiện đại hoặc chuyên khoa để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị chính xác, không nên nghe theo những người không có chuyên môn kẻo "tiền mất tật mang".

Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Người phụ nữ Hà Nội mù mắt, co giật sau 10 phút tiêm filler làm đẹp

icon 0

Khoa Phẫu thuật hàm mặt tạo hình thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt Đức vừa cấp cứu nữ bệnh nhân (47 tuổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) trong tình trạng mất thị lực hoàn toàn mắt trái sau khi tiêm filler nâng mũi.

'Chuyện ấy' ở chị em bao nhiêu phút là đủ 'thăng hoa'?

icon 0

Nhiều người cho rằng chị em phụ nữ khi ân ái thời gian càng lâu họ càng thích. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn không phải như các anh em vẫn nghĩ.

Trẻ mầm non đi học: Chỉ cần 2K quan trọng nhất, đừng cấm trẻ ra chơiicon0Tâm lý cho con đến trường ai cũng vui, háo hức nhưng nhiều người lại lo việc phòng bệnh kém có thể con nhiễm Covid-19.

Chuyên gia bác tin đồn 'đũa, thớt gỗ mốc gây ung thư gan' và chỉ cách vệ sinh tuyệt đối an toàn

icon 0

Mặc dù khí hậu nước ta nóng ẩm nhưng rửa sạch thớt gỗ, đũa gỗ sau khi sử dụng, sau đó đem lau khô hoặc sấy khô, phơi khô rồi cất ở nơi khô ráo bạn sẽ không phải lo bị nấm mốc tấn công.

Tác hại đáng sợ của nước ngọt

icon 0

Nhiều người có thể chi tiền mua bia rượu, nước ngọt nhưng lại không thích sữa trong khi đó các chất từ bia rượu, nước ngọt lại không tốt cho sức khoẻ.

Suy đa tạng do uống thuốc nam không nguồn gốcicon0Khoa Hồi sức tích cực chống độc BVĐK tỉnh Phú Thọ cứu bệnh nhân sử dụng thuốc nam không nguồn gốc.

Liên tiếp các vụ trẻ tự tử, cách nào ngăn ngừa?

icon 0

Giảm tương tác với bạn bè, gia đình; giảm tham gia các hoạt động xã hội, không quan tâm đến vẻ ngoài, dễ cáu gắt, giận dữ…là những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ.

Học sinh mọi cấp ở Hà Nội đã đến trường, có nhà vẫn cho con học online

icon 0

Dù con 3 tuổi sắp được quay lại trường mầm non nhưng chị H. vẫn quyết định cho con ở quê để “nghe ngóng” thêm vì lo sợ bùng phát lại dịch như dịp sau Tết.

Ngày 9/4: Số mắc COVID-19 cả nước giảm mạnh, còn 34.140 ca

icon 0

Bản tin dịch COVID-19 ngày 9/4 của Bộ Y tế cho biết cả nước còn 34.140 ca mắc mới COVID-19, giảm hơn 5.000 ca so với hôm qua; Số ca tử vong giảm chỉ còn 26 trường hợp.

Có phải bỏ thai khi lỡ uống thuốc Molnupiravir xong mới biết có bầu?

icon 0

Molnupiravir đến nay vẫn là thuốc mới, chưa có kết luận đánh giá cụ thể ảnh hưởng của thuốc trên người mang thai mà chỉ dựa vào nghiên cứu trên chuột.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook