Ứng dụng Hue-S được bổ sung nhiều tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp - ICTNews
“Mạng lưới phát ngôn” là chức năng mới được Thừa Thiên Huế bổ sung trên hệ sinh thái Hue-S nhằm sử dụng nền tảng công nghệ số tạo kênh kết nối 2 chiều giữa các cơ quan báo chí với cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Huế bổ sung chức năng mới “Mạng lưới phát ngôn” trên nền tảng Hue-S đúng dịp 21/6
Đại diện Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, địa phương này và chính thức kích hoạt hệ thống “Mạng lưới phát ngôn” trên nền tảng Hue-S.
Được cho ra đời với mong muốn giải quyết các vấn đề trao đổi thông tin của cơ quan báo chí với các cơ quan nhà nước, “Mạng lưới phát ngôn” cung cấp công cụ mà qua đó cơ quan báo chí có thể gửi đề nghị các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin liên quan phục vụ tác nghiệp 1 cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và công khai.
Để gửi câu hỏi cho các cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí chỉ cần cài đặt, đăng nhập ứng dụng Hue-S, mở chức năng “Mạng lưới phát ngôn” trên ứng dụng và chọn gửi câu hỏi. Chức năng này chỉ xuất hiện khi các cơ quan báo chí đã có thông tin nhân sự được số hóa tại Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thông qua quy trình số, cơ quan nhà nước tiến hành tiếp nhận, xử lý và giải đáp thông tin cho cơ quan báo chí mà không cần phải di chuyển, góp phần khắc phục các hạn chế trong quá trình cung cấp thông tin hiện nay.
Bên cạnh việc gửi câu hỏi để nhận được thông tin trả lời chính thống, cơ quan báo chí còn nhận được những thông tin truyền thông do các cơ quan nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động gửi đến cơ quan báo chí trên hệ thống. Đồng thời, những thông tin báo chí nêu trong trường hợp còn thiếu tính chính xác cũng được các cơ quan nhà nước phản ánh đến cơ quan báo chí để kịp thời xác minh thông qua “Mạng lưới phát ngôn”.
Ngoài ra, trong trường hợp cần tương tác, cơ quan báo chí và cơ quan nhà nước chọn tiện ích “Tương tác” để làm rõ thêm các vấn đề cần trao đổi thông tin trong quá trình giải quyết, xử lý các câu hỏi. Kết quả xử lý chính thức của cơ quan nhà nước sẽ được hiển thị với trạng thái hoàn thành. Cơ quan báo chí có thể căn cứ vào nội dung kết quả để đánh giá độ hài lòng với 3 cấp độ: Hài lòng, chấp nhận và không hài lòng.
Thông tin thêm với ICTnews, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay Hue-S đã trở thành ứng dụng duy nhất trên môi trường di động của Huế được các công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân đều sử dụng.
Mới đây, ứng dụng kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, người dân với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp tục được nâng cấp, bổ sung thêm nhiều tính năng mới tạo thuận tiện cho người sử dụng.
Cụ thể, Hue-S đã được tích hợp kênh tiếp cận thông tin chính thống bao gồm các thông tin mạng được xác minh, tích hợp phát thanh và truyền hình số. Đặc biệt, đây còn là công cụ cho phép người dân gửi thông tin để Hue-S xác minh xem có chính xác không nhằm phòng ngừa rủi ro cho người dân trên không gian mạng.
Cùng với đó, ứng dụng Hue-S đã tích hợp sàn thương mại điện tử và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Thông qua Hue-S, doanh nghiệp cung cấp thông tin sản phẩm hànghóa, dịch vụ và tham gia sàn nhằm chuyển đổi số
Hay trong lĩnh vực giáo dục, ứng dụng Hue-S đã tích hợp công cụ hỗ trợ tra cứu điểm, thông tin học tập qua học bạ điện tử, góp phần xây dựng xã hội số trong lĩnh vực giao dục, kết nối thông tin giữa các nhà trường, phụ huynh, giáo viên và học sinh.
Là ứng dụng di động được xây dựng theo hướng siêu ứng dụng, Hue-S được đưa vào vận hành thí điểm từ tháng 6/2018 và hoạt động chính thức vào tháng 5/2019. Ứng dụng này vừa triển khai các dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp vừa ứng dụng chính quyền số phục vụ công tác chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước tỉnh.
Theo số liệu giám sát của Bộ TT&TT, đến tháng 5/2022, Hue-S đã có 793.050 lượt tải ứng dụng, tương đương 101,3% tổng số dân trên địa bàn tỉnh có dùng smartphone, với thời gian sử dụng trung bình 34 phút 52 giây mỗi người/ngày. Tính riêng năm 2021, đã có 17.371.225 lượt truy cập. Hue-S cũng đã thu hút hơn 10 tập đoàn, doanh nghiệp và tổ chức tham gia tích hợp vào hệ thống.
Vân Anh
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Kakao và Naver vội vã thay đổi cơ chế làm việc để giữ chân nhân viên
icon 0
Kakao và Naver, hai hãng công nghệ thông tin hàng đầu Hàn Quốc, giới thiệu hệ thống làm việc linh hoạt hơn, bắt đầu từ tháng sau để giữ chân nhân tài.
Doanh nghiệp có nên thuê ngoài giải pháp bảo mật? icon 0
Năm 2021 có gần 100 triệu hồ sơ dữ liệu bị khai thác, hơn 100 nghìn tài khoản và mật khẩu nội bộ trọng yếu của các tổ chức bị đưa lên internet. Nhưng chi phí bảo mật của doanh nghiệp Việt chỉ chiếm 5% tổng vốn dành cho CNTT.
Hiện tượng ‘lạ’ từ Myanmar: Khách hàng của nhà mạng khác cũng tải app của Viettel
icon 0
MyID là ứng dụng được Viettel phát triển cho thị trường Myanmar, tích hợp tính năng liên lạc, ví điện tử, thông tin, giải trí… Nó nhanh chóng trở thành siêu ứng dụng số 1 ở đây. Và mô hình này đang được Viettel Global nhân rộng.
Hơn cả cột mốc 50 cửa hàng, TopZone muốn 'đòi lại công bằng' cho fan Apple tại Việt Nam
icon 0
Được sự hậu thuẫn từ Thế Giới Di Động, TopZone hướng đến một mục tiêu lớn hơn, không chỉ dừng lại ở việc phục vụ sản phẩm cho khách hàng mà tương lai khách hàng Việt có thể mua được iPhone cùng ngày với Singapore, Mỹ, Châu Âu.
Binance nhảy vào bắt đáy, chặn đà Bitcoin giảm sâu icon 0
Sàn giao dịch tiền mã hoá Binance đã mua vào khoảng 101.266 đồng Bitcoin, khi đồng tiền này rơi xuống mức thấp nhất 2 năm trở lại đây.
Nhiều công ty công nghệ tháo chạy khỏi Trung Quốc icon 0
Các công ty Internet đang tính đường rút lui khỏi Trung Quốc trước sự cạnh tranh từ đối thủ nội địa, khó khăn do dịch bệnh và quy định nghiêm ngặt của chính phủ.
XEM THÊM BÀI VIẾT