Ứng dụng gọi xe công nghệ đã làm thay đổi thói quen người dùng Việt
Các ứng dụng gọi xe Grab, Gojek, be đã tạo ra lớp người dùng mới tại Việt Nam. Gọi xe, giao hàng, giao đồ ăn qua ứng dụng đã trở thành thới quen thay cho các hình thức truyền thống.
Sau nhiều năm vào thị trường Việt Nam, các ứng dụng gọi xe đã thay đổi thói quen của nhiều khách hàng. Không chỉ mang đến một mô hình kinh doanh mới, các ứng dụng gọi xe công nghệ cũng mang đến các khái niệm như “xe ôm công nghệ”, “taxi công nghệ” cùng lớp người dùng mới tại Việt Nam.
Báo cáo nghiên cứu về nhu cầu sử dụng taxi/xe ôm truyền thống và công nghệ do Q&me vừa thực hiện cho thấy, ngày càng có nhiều người Việt Nam sử dụng loại hình di chuyển mới.
Có tới 49% người dùng được hỏi cho biết thường xuyên sử dụng dịch vụ ô tô trên các ứng dụng gọi xe. Trong khi tỷ lệ người dùng taxi truyền thống là 23%.
Về tỷ lệ người dùng theo địa phương, khảo sát này cho thấy, tại TP.HCM, mức độ phổ biến của gọi xe qua ứng dụng có tỷ lệ cao nhất với 62%.
Trong khi đó, tại Hà Nội, tỷ lệ người dùng taxi công nghệ đạt 46%. Tỷ lệ người sử dụng các phương tiện taxi truyền thống tại Hà Nội cũng cao hơn đáng kể với 16%, trong khi con số tương đương tại TP.HCM là 7%.
Khảo sát cho thấy, vẫn có 28% lượng người dùng được hỏi sử dụng kết hợp cả hai loại hình taxi truyền thống và taxi công nghệ. Điều này cho thấy taxi truyền thống vẫn có những lợi ích riêng cho người tiêu dùng với các thương hiệu taxi phổ biến nhất hiện nay là Mai Linh, Vinasun, Vinataxi…
Đối với dịch vụ xe hai bánh, tỷ lệ người dùng các ứng dụng gọi xe cao hơn. Theo đó, tỷ lệ sử dịch vụ qua ứng dụng lên tới 50% và chỉ còn 13% người dùng còn chọn sử dụng các loại hình truyền thống. Tỷ lệ người sử dụng kết hợp cả hai loại hình chỉ ở mức 15%, thấp hơn so với loại hình xe bốn chỗ.
Trong đó, tỷ lệ người dùng ứng dụng tại TP.HCM cũng đạt tỷ lệ cao nhất với 67% còn tại Hà Nội là 48%.
Theo phân tích, điều khiến các ứng dụng gọi xe ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam bởi có nhiều lợi thế khi sử dụng thuận tiện, dễ dàng, các chương trình giảm giá, ưu đãi độc đáo và chính sách rõ ràng…
Grab vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong mảng dịch vụ vận tải ở cả hai dịch vụ ô tô và xe hai bánh tại thị trường Việt Nam.
Kết quả khảo sát cho thấy, ứng dụng gọi xe phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay vẫn là Grab khi có tới trên 60% người dùng ứng dụng. Ứng dụng be đứng ngay sau Grab dù vẫn còn khoảng cách lớn so với đối thủ.
Đối với dịch vụ xe hai bánh, Grab cũng có ưu thế với khoảng 60% người dùng dịch vụ. Theo ngay sau là Gojek với 19% người dùng và be hiện đang đứng thứ 3 với tỷ lệ 18%. Loại hình dịch vụ xe hai bánh bao gồm cả dịch vụ vận tải, giao hàng và đồ ăn.
Cuộc khảo sát được Q&me thực hiện với quy mô khảo sát trên 890 người có độ tuổi từ 16 trở lên. Quy mô cuộc khảo sát không thể hiện được rõ toàn cảnh thị trường ứng dụng gọi xe tại Việt Nam, nhưng các số liệu cũng tương đồng so với nhiều nghiên cứu thị trường được thực hiện từ năm 2019 đến nay.
Nền kinh tế Internet Việt Nam đang phát triển ngày càng nhanh chóng đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường gọi xe công nghệ.
Doanh thu ngành gọi xe của Việt Nam có thể đạt 4 tỷ USD vào năm 2024 và có tốc độ tăng trưởng khoảng 16,8% (từ 2020 – 2025). Các ứng dụng như Grab, Gojek, be ngày càng trở nên phổ biến ở các thành phố lớn.
Sự gia nhập thị trường của các ứng dụng gọi xe đã chiếm phần lớn thị phần của xe ôm và taxi truyền thống.
Grab hoạt động tại Việt Nam từ năm 2014 và “tấn công” thị trường bằng hàng loạt các chính sách ưu đãi, giảm giá độc đáo để thu hút người dùng và tài xế tham gia ứng dụng. Các chính sách này đã góp phần thúc đẩy nhu cầu về thị trường đặt xe dựa trên ứng dụng. Sau đó, nhiều ứng dụng khác như Gojek, FastGo, be...ra mắt và thị trường đã được thành hình và ngày càng lớn.
Trên thị trường Việt Nam, taxi và xe ôm truyền thống vẫn hiện diện, đặc biệt là ở các khu du lịch. Tuy nhiên, dịch vụ xe ôm dựa trên ứng dụng lại chiếm ưu thế với hơn 60% thị phần cả nước.
Số liệu từ nhiều công ty nghiên cứu thị trường cho thấy Grab đang chiếm khoảng 70% thị phần gọi xe trong nước. Siêu ứng dụng này cũng đang có nhiều loại hình dịch vụ nhất, phủ từ vận tải, giao hàng đến giao đồ ăn. Gojek và be cạnh tranh ở vị trí 2 và 3 nhưng còn cách đối thủ dẫn đầu một khoảng khá xa.
Duy Vũ
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Mất hàng trăm nghìn tiền phí nếu muốn nạp tiền vào thẻ ETC
icon 0
Nhiều tài xế cho rằng việc đơn vị cung cấp dịch vụ ETC trừ phí nạp tiền vào tài khoản ETC là vô lý. Tài xế có thể phải trả hàng trăm nghìn tiền phí khi nạp tiền vào tài khoản.
MobiFone ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số với UBND tỉnh Vĩnh Long
icon 0
Ngày 28/7, tại thành phố Vĩnh Long, đại diện Tổng công ty Viễn thông MobiFone và UBND tỉnh Vĩnh Long đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025.
SECUI “bắt tay” FPT IS bảo vệ dữ liệu và tài sản số của doanh nghiệp
icon 0
Ngày 19/07, FPT IS cùng SECUI đã tổ chức Hội thảo “Bảo vệ dữ liệu và tài sản số của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số”, qua đó giúp doanh nghiệp tháo gỡ nhiều bài toán về an toàn thông tin.
Học sinh, sinh viên Việt Nam đoạt 2 huy chương Vàng Tin học văn phòng thế giới 2022
icon 0
Tại vòng chung kết thế giới cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng 2022, học sinh, sinh viên Việt Nam đã giành được 4 huy chương, trong đó có 1 huy chương Vàng môn PowerPoint 2016 và 1 Huy chương Vàng môn Microsoft Excel 365 apps & Office 2019.
Nhu cầu đặt đồ ăn trực tuyến tăng mạnh tại Việt Nam icon 0
Người Việt đang có xu hướng ưa chuộng các nền tảng đặt món ăn trực tuyến. Gojek cho biết, lượng khách hàng mới sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn tăng 35% trong nửa đầu năm 2022.
Trung tâm trải nghiệm AVer - Xu hướng tối ưu hóa không gian hội họp từ xa
icon 0
Là nhà cung cấp và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất công nghệ giáo dục và truyền thông, vào ngày 27/7 vừa qua, AVer Information Inc., đã cho ra mắt trung tâm trải nghiệm với mô hình làm việc kết hợp tại Hà Nội.
Đế chế bất ổn của Mark Zuckerberg: Không thể kiếm được tiền từ thứ gì khác ngoài quảng cáo, sắp phải bán WhatApp dù từng mua với giá 'cắt cổ' 19 tỷ USD
icon 0
Instagram sa lầy vì cố bắt chước TikTok, tăng trưởng Facebook chậm chưa từng có, doanh thu quảng cáo thì sụt giảm.
XEM THÊM BÀI VIẾT