Ukraine chỉ trích LHQ về vấn đề Giáo hội Chính thống UOC
Bộ Ngoại giao Ukraine đã lên tiếng phản đối LHQ trong bối cảnh như vậy.
Bộ Ngoại giao Ukraine lên tiếng phản đối Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm Thứ Hai khi tổ chức này có báo cáo nói rằng chính quyền Zelensky “phân biệt đối xử” nhắm vào Giáo hội Chính thống UOC, các báo Ukraine đồng loạt đưa tin. Việc này xảy ra trong bối cảnh tu sỹ Tu viện Các hang động ( Kyiv Pechersk Lavra) bị trục xuất khỏi tu viện của mình, theo dự kiến là muộn nhất vào Thứ Tư.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleh Nikolenko đã đăng trên mạng xã hội lời đề đạt của ông tới LHQ phản đối việc tổ chức này báo cáo rằng Ukraine có vấn đề về nhân quyền khi đối đãi Giáo hội Chính thống UOC.
“Ukraine là một quốc gia dân chủ, trong đó quyền tự do tôn giáo được đảm bảo,” ông viết và giải thích rằng UOC sở dĩ bị phân biệt đối xử vì, “quyền tự do không đồng nghĩa với quyền tham gia vào các hoạt động phá hoại an ninh quốc gia.”
Ông kêu gọi ủy viên nhân quyền của LHQ hãy “kiềm chế những đánh giá chính trị không công bằng và hãy đưa ra các báo cáo dựa trên sự thật.”
Chỉ không đầy 3 giờ đồng hồ, có không ít cư dân mạng phản hồi. Trong đó phản hồi được nhiều like nhất là:
“Các hành động của chính quyền Ukraine liên quan đến [Giáo hội Chính thống] UOC có dấu hiệu phân biệt đối xử rõ ràng. Ủy viên nhân quyền LHQ và phần còn lại của thế giới văn minh đều thấy rõ điều này.”
Các tờ báo của Ukraine, như Pravda Ukraine và Kyiv Independent , đều có đăng tin này.
Báo cáo của LHQ
Văn phòng Cao ủy LHQ công bố báo cáo đề ngày 24/3 về tình trạng nhân quyền ở Ukraine, giai đoạn tháng 8/2022 đến tháng 1/2023.
Vấn đề Giáo hội Chính thống UOC được nhắc tới trong một số tình huống, mà báo cáo miêu tả là họ bị “phân biệt đối xử” . Báo cáo dẫn chứng các tình huống cảnh sát đặc nhiệm SBU lục soát các tòa nhà và tu viện của UOC, sách nhiễu, v.v.; tình huống tu sỹ bị buộc tội và trừng phạt nhưng chưa được xử án một cách công bằng; tình huống xét xử mang tính kỳ thị chủng tộc.
Bản thân trong lời phản đối của ông Nikolenko, khi ông gọi UOC là giáo hội trực thuộc “Thượng phụ Moscow” , và khi ông ám chỉ về phá hoại an ninh quốc gia, giống như các kênh truyền thông của Ukraine đang làm hiện nay, để lấy nó làm cái cớ kích động kỳ thị và thù hận hướng đến hàng triệu tín đồ UOC, thì dường như cũng là khẳng định cách nhìn nhận “phân biệt đối xử” của báo cáo.
Bối cảnh sự vụ Tu viện Các hang động (Kyiv Pechersk Lavra)
Vấn đề xung đột với Giáo hội UOC đã có từ lâu, nhưng nó bắt đầu trở nên căng thẳng sau hàng loạt những hoạt động của SBU vào cuối năm ngoái, như báo cáo của LHQ nhắc đến.
Những ngày qua, việc Bộ Văn hóa ban lệnh trục xuất tất cả UOC khỏi Tu viện Các hang động, trụ sở chính của giáo hội và cũng là biểu tượng của Chính thống Giáo, đã đẩy tình huống đột ngột trở nên căng thẳng. Khoảng 200 tu sỹ và hàng trăm học đồ cùng những người làm công sẽ trở thành nạn nhân của lệnh này.
Tình huống dẫn đến chia rẽ sâu sắc trong dư luận dân chúng trên phạm vi lớn, mạnh mẽ hơn nhiều những tháng trước. Các truyền thông của nhà nước Ukraine, gồm cả truyền hình và báo chí, liên tục đăng nhiều bài tin mỗi ngày về vụ việc trong những ngày qua.
Video
kêu gọi của giáo dân và giáo sỹ của Academic Church in Honor của Rizdva Blessed Virgin Mary, yêu cầu gỡ bỏ lệnh trục xuất tu sỹ Tu viện Các hang động.
Phía Giáo hội Chính thống UOC đường như rất quyết liệt lần này. Đã 3 ngày Chủ Nhật liên tiếp, họ đều có được Lễ Chủ Nhật với hàng ngàn tín đồ có mặt tại tu viện. Giới quan sát hiểu rằng đây là một hình thức biểu tình phản đối chính phủ. Thông điệp của giáo hội đã chỉ ra rằng quyết định của Bộ Văn hóa là không hợp tình và cũng không hợp lý.
Cuối tuần trước, đã có báo cáo về việc chính phủ chặn các đường tới thủ đô Kyiv, không cho tín đồ hành hương về tu viện trong thời gian này. Nhưng các cản trở như vậy vẫn không tránh được Lễ Chủ Nhật 26/3 có rất đông tín đồ tới tu viện, khi mà hạn chót 29/4 đã cận kề.
Cập nhật
đã đưa
, 90 giáo dân từ giáo phận Chernivtsi và Bukovyna bị cảnh sát chặn khi hành hương tới Tu viện Các hang động; 2 xe khách bị tịch thu với lý do trưng dụng cho chiến tranh; họ bị tạm giữ 2 giờ đồng hồ; cuối cùng chỉ có 9 người đến được Kyiv tham dự Lễ Chủ Nhật.
Phía chính quyền dường như cũng rất quyết liệt. Các tín hiệu phát ra đều không thể hiện họ sẽ có nhượng bộ. Từ cấp tổng thống bỏ mặc không thèm tiếp đón, đến cấp bộ trưởng, cũng như các viên chức, đều có các tín hiệu quyết liệt.
Báo chí tuyên truyền ngày càng gay gắt, và thường xuyên gọi tu sỹ giáo hội là tu sỹ Nga, và giáo hội UOC là giáo hội Nga.
Do phe cánh chính trị và tình hình chiến tranh ở Ukraine, vấn đề nhân quyền ở Ukraine chưa được nhiều các kênh thông tin quốc tế đề cập đến. Các kênh phe Nga, hoặc có chút gì liên quan đến Nga, thì bị chụp mũ là do động cơ chính trị vì thân Nga, từ đó không được coi trọng về tính trung thực.
Thậm chí các kênh không liên quan đến Nga, nhưng nếu đưa tin ủng hộ UOC, thì cũng bị dư luận ủng hộ Ukraine lên án, tìm cách khiến cho tiếng nói trở nên thiếu trọng lượng.
Báo cáo nhân quyền của LHQ về tình hình ở Ukraine, đột nhiên xuất hiện vào ngày 24/3, đúng vào thời điểm nhạy cảm này. Đây là báo cáo vẫn được hiểu trung lập và có uy tín ở mức độ nhất định. Đây là điều mà nhóm dư luận ủng hộ chính quyền Ukraine không cách nào bỏ qua.
Báo cáo thường niên của lên Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền Ukraine
Trong báo cáo thường niên lên Quốc hội Hoa Kỳ về Nhân quyền Ukraine cho năm 2022, vấn đề đàn áp tôn giáo lại không được đề cập tới. Tuy nhiên có vấn đề bị báo chí khui ra thì được báo cáo.
Vụ Denys Kiryeyev do Tạp chí Phố Wall đưa tin và phân tích, là có xuất hiện trong báo cáo. Doanh nhân Kiryeyev đã bị hành quyết bởi SBU vì bị nghi ngờ là đặc vụ 2 mặt của Nga, sau đó vứt xác ngoài đường nhằm mục đích đe dọa những người khác. Sau này người ta truy tặng ông huân chương vì ông là người có công khi giúp quân đội Ukraine cứu Kyiv.
Nhật Tân
Hàng ngàn tín đồ Kitô tham dự Lễ Chủ Nhật tại tu viện Kyiv Pechersk Lavra
Hàng nghìn tín đồ Chính thống UOC tham dự Lễ Chủ Nhật 26/3 tại Tu viện Pechersk Lavra bất chấp chính quyền Zelensky muốn xóa sổ giáo hội này.