Ukraine bị Nga xâm lược, ĐCSTQ bán đứng, tổng thống Hàn Quốc nhờ vậy đắc cử?

Chia sẻ Facebook
08/04/2022 07:18:05

Tổng thống Hàn Quốc mới đắc cử là ông Yoon Suk Yeol, với lợi thế ít hơn đối thủ nhưng lại giành chiến thắng, điều này có quan hệ rất nhiều đến việc Ukraine bị Nga xâm lược, và bị ĐCSTQ bán đứng…

Sau kết quả tổng tuyển cử Hàn Quốc ngày 9/3/2022, ai cũng biết Hàn Quốc đã bầu ra tổng thống mới là ông Yoon Suk Yeol, một người thân Mỹ và chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Điều này liên quan mật thiết đến chính sách tranh cử của Yoon Suk Yeol. Ở đây chúng ta sẽ không nói nhiều về nội tình, mà chỉ đề cập đến lĩnh vực ngoại giao quân sự, những đề xuất chính của Yoon Suk Yeol bao gồm những điểm sau:

Đương kim Tổng thống Hàn Quốc – Yoon Suk Yeol. (Ảnh qua Youtube)

1. Ông chủ trương bãi bỏ chính sách “ba không” của tổng thống tiền nhiệm – ông Moon Jae-in là không triển khai THAAD (Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối); Không gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và không chấp nhận liên minh quân sự 3 bên Mỹ-Hàn-Nhật.

2. Ông chủ trương cải thiện quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc và tăng cường phòng thủ quân sự chống lại Triều Tiên

3. Ông ủng hộ việc Hàn Quốc tham gia cơ chế đối thoại an ninh 4 nước QUAD (nhóm bộ tứ kim cương: Mỹ, Úc, Nhật, Ấn Độ).

Yoon Suk Yeol chỉ có một chút lợi thế, và có thể nói rằng 2 cường quốc Nga-Trung đã giúp ông thắng cử. Thứ nhất, việc ĐCSTQ thổi còi gần như công khai tại Thế vận hội Mùa đông đã khiến sự không thích ĐCSTQ của người dân Hàn Quốc lên đến mức cao kỷ lục. Điều này đã giáng một đòn mạnh vào một ứng cử viên ủng hộ ĐCSTQ khác là Lee Jae-myung.

Thứ hai là việc Putin xâm lược Ukraine, khiến nhiều nước, trong đó có Hàn Quốc, bắt đầu thức tỉnh và nhận ra rằng mối đe dọa an ninh của chế độ chuyên quyền đối với các nước láng giềng quan trọng hơn rất nhiều so với quả ngọt kinh tế.

Nếu đơn giản so sánh Ukraine và Hàn Quốc, chúng ta sẽ thấy rằng hai quốc gia này từng là những quốc gia điển hình dựa vào Trung Quốc về kinh tế và Mỹ về an ninh. Trước khi Ukraine có thể dựa vào NATO, nước này đã bị Nga xâm lược và bị ĐCSTQ bán đứng.

Điều này cho thấy một vấn đề, đó là quan hệ kinh tế thương mại và lợi ích kinh tế với ĐCSTQ hoàn toàn không thể đảm bảo cho an ninh quốc gia. Hai quả cân này cái nào nặng hơn đã được thể hiện một cách sinh động trong cuộc chiến ở Ukraine lần này. Ukraine đang phải trả giá vì dựa dẫm vào Trung Quốc. Hàn Quốc đã kịp thời thắng xe trước vực thẳm. Một hiệu ứng điển hình như vậy tất nhiên là sẽ có những tác động sâu rộng đến toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Một ý nghĩa to lớn khác của sự thay đổi của Hàn Quốc là nếu Yoon Suk Yeol thực hiện lời hứa, tích cực tham gia cơ chế QUAD, nó sẽ bịt lỗ hổng lớn nhất vốn được coi là “Tiểu NATO” ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hay nói một cách khác, với tư cách thành viên trên thực tế của Đài Loan, NATO ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, vốn đã được lên kế hoạch từ thời Trump, có khả năng sẽ tăng tốc. Điều này cũng định hình lại bản đồ địa chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và nó cũng là một xu hướng tăng về phía Tây và giảm về phía Đông.


Đây là điều hoàn toàn do ĐCSTQ tự gây ra. Tập Cận Bình khuyến khích Putin tấn công Ukraine, và kết quả là Tập không chỉ phải gánh chịu cái giá phải trả cho cuộc chiến của Putin mà cả cái giá phải trả cho cuộc đối đầu địa chính trị với “Tiểu NATO”. Đây chính là “thông minh quá sẽ bị thông minh hại”.


Tác giả: Đường Tĩnh Viễn


Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinh Hoa


Tử Vi (Theo The Epoch Times )

Từ Khóa :

Chia sẻ Facebook