Ù tai sau Covid-19, tưởng hậu Covid-19 đi khám ra bệnh nguy hiểm khác

Chia sẻ Facebook
08/04/2022 10:54:14

Nhiều bệnh nhân cảm nhận sau Covid-19 thấy sức nghe kém, mệt mỏi và đến khi đi khám mới chết điếng vì đó là biểu hiện của bệnh ung thư.

Ù tai tưởng hậu Covid-19 đi khám ra bệnh rất nguy hiểm khác




Anh Nguyễn Quốc H. (43 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) đến khám vì triệu chứng mệt mỏi, ù 1 bên tai, cảm giác nghe có tiếng kêu ro ro trong tai. Ban đầu, anh nghĩ do mình mới mắc Covid-19 xong nên có triệu chứng hậu Covid-19, anh H, ngại đến bệnh viện kiểm tra.

Đến ngày 2/4, anh H. mới tới bệnh viện khám vì ù 1 bên tai. Bác sĩ kiểm tra phát hiện triệu chứng ù tai đó là biểu hiện của ung thư vòm mũi họng.

Anh H. cho biết lúc đầu mình nghe như có tiếng xay thóc bên tai. Vợ anh cũng nói chắc biểu hiện hậu Covid-19 chứ không nghĩ tới ung thư vòm họng.

Tiền sử, anh H. hút thuốc lá gần 20 năm. Bác sĩ cho rằng đây cũng là nguyên nhân dẫn tới ung thư vòm mũi họng.


Trong giai đoạn sau khi khỏi Covid-19, biểu hiện của bệnh rầm rộ hơn nên người bệnh nhầm với các dấu hiệu hậu Covid-19, nghĩ rằng đó là do Covid-19 gây ra, chủ quan không đi khám sớm.

Một trường hợp khác là chị N.T.T.N. (34 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) sau mắc Covid-19 từ tháng 2 chị N. thường xuyên bị ù một bên tai, nghe kém hơn. Khi đi nội soi tai mũi họng, bác sĩ phát hiện chị bị viêm ở vùng ốc tai.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, Hà Nội cho biết có nhiều bệnh nhân có các dấu hiệu của tai mũi họng nhưng nhầm với các dấu hiệu hậu Covid-19 khi đi khám thì đó là biểu hiện của bệnh lý khác.

PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhân.

Với trường hợp bị ù tai và nghe kém sau khi nhiễm SARS-CoV-2 thường do kích thích các tế bào bảo vệ của cơ thể sản xuất ra các yếu tố viêm (cytokines) gây ra các phản ứng tự miễn làm tổn thương phần nội dịch của ốc tai và các ống bán khuyên.

Đồng thời virus tác động trực tiếp vào các dây thần kinh tiền đình và dây thần kinh nghe qua các đầu mút tiếp nhận gắn trực tiếp làm gián đoạn đường dẫn truyền từ ngoại vi vào trung ương gây viêm.


'Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể chấm dứt nếu người bệnh thực hiện các biện pháp như tập thở, thiền, yoga. Còn sau 2 – 3 tuần ù tai kèm theo tiếng kêu vo ve trong tai thì người bệnh hết sức cẩn trọng vì đó là dấu hiệu của bệnh lý khác' – BS An cho biết.

Theo BS An, hiện nay có tới 80% bệnh nhân ung thư vòm bị nhức đầu âm ỉ và thường ở một bên đầu, ù tai chiếm 70% ca bệnh, đa số ù một bên tai. Một số trường hợp thì ngạt một bên mũi.

Vì vậy, để loại trừ ung thư chứ không phải biểu hiện của hậu Covid-19, người bệnh nên lắng nghe theo dõi các triệu chứng của cơ thể.

Đối với F0, BS An cho biết sau khi khỏi bệnh vẫn cần tiếp tục theo dõi và chủ động tự nâng cao sức khỏe toàn diện.

Sau đây là một số biện pháp giúp người bệnh phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và chăm sóc tinh thần, cải thiện giấc ngủ:

Tập thở mỗi ngày sẽ giúp phục hồi chức năng hô hấp của phổi. Đặc biệt, người bệnh có thể thực hiện các liệu pháp thiền, yoga liệu pháp, tắm nước ấm, liệu pháp hương liệu.

Tập thở sâu: Mỗi ngày nhiều lần, mỗi lần từ 2- 5 phút.


Bài tập thở từng bên mũi: Là bài tập để thư giãn, tập lúc đói. Bạn bịt từng bên mũi bằng ngón tay trỏ sau thì thở ra, rồi hít vào bằng lỗ mũi còn lại. Động tác lặp lại luân chuyển từng mũi và kéo dài 15 phút. Bài tập này làm giảm nhịp tim đồng thời cũng giảm ù tai.

Đi bộ: Đi bộ 30 phút mỗi ngày sau khi khỏi bệnh cũng sẽ giúp tăng độ phục hồi cho phổi. Một số bài tập khác cũng giúp tăng phục hồi cho phổi là chống đẩy, bơi lội, chèo thuyền, đạp xe,....

Dinh dưỡng đầy đủ: Bổ sung vitamin, khoáng chất và protein vào thực đơn mỗi bữa ăn sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.


Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trò chuyện với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường.

Các di chứng nguy hiểm do hậu Covid-19 có thể xuất hiện từ khi người bệnh khỏi bệnh và kéo dài trong vòng 4 - 12 tuần, đặc biệt ở người có bệnh nền, người chưa tiêm vắc xin.

BS An khuyến cáo người bệnh có thể đi khám tại cơ sở y tế như 1 quá trình kiểm tra sức khoẻ tổng quát.


Khánh Chi

Gửi bình luận

Tin Cùng Chuyên Mục

Ho ra máu sau khi khỏi Covid-19, chàng trai hoảng hồn với kết luận của bác sĩ

icon 0

Nhiễm Covid-19 không có biểu hiện nặng nhưng sau 2 tuần khỏi bệnh anh T. ở Hà Nội vẫn ho nhiều kèm khạc ra máu. Đi khám, anh ngã ngồi khi bác sĩ kết luận bệnh.

Vì sao nhiều người gãi rách da, rách thịt hậu Covid-19?

icon 0

Biểu hiện trên da gặp ở nhiều bệnh nhân Covid-19 và sau khi khỏi Covid-19, có những bệnh nhân rơi vào trạng thái dị ứng, ngứa điên đảo.

Phát hiện vợ xem phim 'nóng', giận tím mặt nhưng lại đau khổ khi biết lý do

icon 0

Một lần tình cờ xem điện thoại của vợ, anh T. vào lịch sử thì phát hiện vợ anh xem phim 'nóng'. Thời gian xem phim đều là lúc anh đang say giấc nồng.

Tử vong vì dị vật từ gói dầu gội đầu chui vào phổi

icon 0

Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM thường xuyên tiếp nhận các ca vào viện khám với lý do ho lâu ngày, ho ra máu, thậm chí áp xe phổi, thủ phạm là các dị vật từ vỏ kẹo, hạt hoa quả, xương vịt, gà…

Ngày 6/4: Có 49.124 ca mắc Covid-19; Quảng Ninh bổ sung 9.300 F0

icon 0

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 6/4 của Bộ Y tế cho biết có 49.124 ca mắc mới COVID-19 tại 61 tỉnh, thành; Trong ngày Quảng Ninh bổ sung 9.300 F0; Số ca khỏi trong ngày là 130.273, nhiều hơn 2,5 lần số mắc mới.

Nhiều nam sinh phải cắt bỏ 'hòn ngọc'

icon 0

Chỉ trong 2 ngày 5-6/4, Trung tâm Nam học (Bệnh viện Việt Đức) tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân xoắn tinh hoàn, đến viện khi tinh hoàn đã tím đen, phải cắt bỏ.

Bất ngờ sốt cao sau một tháng mắc Covid-19, bác sĩ cảnh báo không chủ quanicon0Sau một tháng mắc Covid-19, bé trai 11 tuổi (Tuyên Quang) bỗng dưng bị sốt lại, kèm theo sưng hạch, đỏ mắt, đau bụng, phát ban…

Chị em 'né' đẻ thường để giữ gìn 'nhan sắc' cho vùng kínicon0Nhiều mẹ bầu cho rằng mổ đẻ để bớt đau và mổ đẻ cũng là cách để vùng kín không bị ảnh hưởng, giữ gìn được thăng hoa khi ân ái.

Chuẩn bị tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý gì?

icon 0

Theo TS. BS Phạm Quang Thái, tâm lý thoải mái của cha mẹ đối với tiêm chủng cũng rất quan trọng vì tâm lý lo sợ có thể lan truyền đến trẻ.

Kiểm tra 'chỗ ấy' của con lúc ngủ, mẹ giật mình con lớp 4 đã trưởng thànhicon0Dậy thì sớm ở trẻ trai thường khó phát hiện hơn vì trẻ tự vệ sinh và một số ít bố mẹ chỉ biết khi con có hiện tượng “ướt quần khi ngủ”.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook