Twitter lỗ giữa mùa Word Cup?
Doanh thu quảng cáo của Twitter trong thời gian diễn ra sự kiện thể thao hàng đầu thế giới Word Cup đang được cho là giảm.
Đối với một công ty dựa vào doanh thu quảng cáo để tồn tại, việc mất doanh thu quảng cáo là điều rất tồi tệ. Thật không may, đó là những gì đang xảy ra với Twitter. Theo một báo cáo từ tờ New York Times, khi FIFA World Cup bắt đầu ở Qatar vào ngày 20/ 11, doanh thu quảng cáo của Twitter tại các bang ở Mỹ thấp hơn 80% so với kỳ vọng.
World Cup là sự kiện lớn nhất của môn thể thao phổ biến nhất thế giới và chỉ diễn ra bốn năm một lần. Đây thường là sự kiện mang lại doanh thu quảng cáo lớn cho nền tảng mạng xã hội này.
Tuy nhiên, theo tờ Times, mọi thứ đã không xảy ra. Theo tờ báo này, dự báo doanh thu nội bộ của Twitter cho quý cuối cùng của năm 2022 đã bị cắt từ 1,4 tỷ USD xuống còn 1,1 tỷ USD.
Một trong những nguyên nhân cho những con số dự báo này là một nửa số nhà quảng cáo lớn nhất của Twitter đã "tháo chạy" sau khi nền tảng này có ông chủ mới – Elon Musk. Trong số này có những đối tác "nặng ký" như Chipotle, Ford và Chevrolet.
Trong số những cải tổ mà Musk đem đến cho Twitter có việc khôi phục các tài khoản bị cấm gây tranh cãi và đóng chính sách thông tin sai lệch về COVID của nền tảng. Bản thân các nhà quảng cáo cũng cho biết họ không muốn thương hiệu của mình xuất hiện bên cạnh các dòng Tweet gây thù địch.
Một nửa trong số 100 nhà quảng cáo hàng đầu của Twitter dường như không còn quảng cáo trên trang web nữa. Một báo cáo từ Media Matters for America cho biết 50 nhà quảng cáo này đã chi gần 2 tỷ đô la cho quảng cáo Twitter kể từ năm 2020 và hơn 750 triệu đô la chỉ trong năm 2022.
"Làn sóng" tháo chạy khỏi Twitter
Báo cáo từ Media Matters for America cho biết, một nửa trong số 100 nhà quảng cáo hàng đầu của Twitter đã rút khỏi nền tảng này. 50 nhà quảng cáo "tháo chạy" đã chi gần 2 tỷ USD cho quảng cáo Twitter kể từ năm 2020 và hơn 750 triệu USD trong năm 2022.
Bảy nhà quảng cáo khác làm chậm làm việc hiển thị quảng cáo trên Twitter đến gần mức "gần như không có gì". Các công ty này đã trả cho Twitter hơn 255 triệu USD kể từ năm 2020.
Những thương hiệu đình đám như Chevrolet, Chipotle Mexican Grill, Inc., Ford, Jeep, Kyndryl, Merck & Co. và Novartis AG đều đã đưa ra tuyên bố về việc tạm dừng quảng cáo trên Twitter hoặc lên tiếng xác nhận việc này.
Báo cáo cho hay, một trong những nguyên nhân khiến các tập đoàn lớn rút khỏi Twitter là vì "những hành động không an toàn cho thương hiệu" của CEO Elon Musk. Trong số đó có việc làm gia tăng ngôn ngữ thù địch, "khuếch đại các thuyết âm mưu", không phục những tài khoản bị cấm gây tranh cãi và chiến lược thu phí tích xanh.
Một trong những nguyên nhân khiến các nhà quảng cáo rút khỏi Twitter là vì "những hành động không an toàn cho thương hiệu" của CEO Elon Musk.
Nhiều công ty trong đó có công ty dược phẩm Eli Lilly and Co. đã ngay lập tức ngừng hiển thị quảng cáo trên Twitter sau khi một tài khoản giả mạo công ty, bỏ tiền ra mua tích xanh và đăng tweet khẳng định "Chúng tôi rất vui mừng thông báo insulin hiện miễn phí’.
Eli Lilly đã yêu cầu Twitter gỡ thông báo sai lệch này xuống, nhưng dòng tweet vẫn tồn tại trong nhiều giờ do thiếu nhân viên xử lý.
Đội ngũ của nền tảng này đã bị thiết hụt các đợt sa thải và làn sóng từ chức gần đây. Trước khi bị gỡ, dòng tweet đã thu hút được hàng trăm lượt tweet lại và hàng nghìn lượt thích, Cổ phiếu của Eli Lilly nhanh chóng lao dốc.
Sự "hỗn loạn" ở Twitter
Cắt giảm một nửa số nhân viên trong đó có nhiều vị trí cấp cao, sa thải nhân viên công khai bằng một dòng Tweet, mở lại những tài khoản bị cấm gây tranh cãi, dự kiến thu phí tích xanh… Theo các nhà đầu tư, đây có thể là những quyết định thiếu thận trọng và khiến nền tảng này gặp rủi ro.
Cụ thể, nhiều người lo ngại, dịch vụ bán tích xanh có thể làm gia tăng việc mạo danh các tài khoản nổi tiếng trên Twitter, dẫn đến việc mất lòng tin của những người dùng nổi tiếng.
Kể từ khi ông Musk tiếp quản Twitter, các nội dung thù địch có chiếu hướng gia tăng.
Dịch vụ này cũng dấy lên lo ngại về một hệ thống "trả tiền để chơi" trong đó những tiếng nói quan trọng không thể hoặc không trả tiền để đăng ký (chẳng hạn như "cá nhân ở các quốc gia bị trừng phạt") có thể bị tước quyền ưu tiên lên tiếng.
Trong khi đó, CNCB dẫn lời báo cáo của các nhóm giám sát nền tảng về phát ngôn phân biệt chủng tộc, bài Do Thái và các phát ngôn độc hại khác cho biết, kể từ khi ông Musk tiếp quản Twitter, các nội dung thù địch có chiếu hướng gia tăng. Việc lạm dụng phân biệt chủng tộc thậm chí còn xuất hiện đối với các cầu thủ World Cup.
Ngày 30/11, quan chức hàng đầu của châu Âu phụ trách thực thi quy định về quản lý các nền tảng kỹ thuật số đã yêu cầu tỷ phú Elon Musk, tăng cường hành động để ngăn chặn thông tin sai lệch.
Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách thị trường nội bộ Thierry Breton đã có cuộc trao đổi trực tuyến với ông Musk và nói rằng "vẫn còn nhiều việc phải làm" để đưa nền tảng này tuân thủ các quy tắc của EU.