Tuyến tùng: Con mắt thứ ba của cơ thể con người
Tuyến tùng trong não người có cấu trúc rất giống với mắt của chúng ta. Nó cũng hoạt động tương tự như con mắt. Các tế bào của tuyến này, giống như võng mạc của chúng ta, hoạt động như các cơ quan cảm nhận ánh sáng và cấu trúc của nó có thể so sánh với cấu trúc của thủy tinh thể. Ngoài ra còn có một bộ phận giống như một thấu kính trong tuyến tùng.
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về tuyến tùng. Nó được biết đến trong cả hệ thống tín ngưỡng phương Đông và phương Tây như là trung tâm của ý thức con người. Thuyết tâm linh phương Đông cho rằng đôi mắt tồn tại dưới dạng các huyệt đạo, mà huyệt đạo phân bố trên khắp cơ thể. Khoa học phương Tây cũng bắt đầu công nhận rằng tuyến tùng là một “con mắt thứ ba”.
Qua nhiều năm, các nhà khoa học đã nhận ra rằng tuyến tùng có nhiều điểm giống với mắt của chúng ta. Năm 1919, 2 nhà khoa học Frederick Tilney và Luther Fiske Warren đã viết rằng những điểm tương đồng đó chứng minh rằng tuyến tùng nhạy cảm với ánh sáng và có thể có các khả năng thị giác khác.
Gần hơn, vào năm 1995, Tiến sĩ Cheryl Craft, chủ tịch Khoa Sinh học Tế bào và Thần kinh tại Đại học Nam California, đã viết một bài báo về cái gọi là “con mắt của tâm linh”. Trong đó có đoạn: “Dưới lớp da hộp sọ của thằn lằn là một ‘con mắt thứ ba’ nhạy cảm với ánh sáng”. “Một bó sợi thần kinh nối tuyến tùng với ‘viền sau’ (the posterior commissure, một phần chưa được hiểu rõ của não).”
Vào những năm 1950, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tuyến tùng cảm nhận được ánh sáng, và có thể tạo ra melatonin để đáp ứng với mức độ ánh sáng mà nó cảm nhận được. Như vậy, nó kiểm soát nhịp điệu quan trọng trong cơ thể và ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và miễn dịch. Tuyến tùng trước đây được cho là một cơ quan thoái hóa, nằm trong trạng thái ngủ đông. Nhưng khám phá này cho thấy rằng nó thực sự có một chức năng quan trọng.
Tháng 5/2013, một phát hiện khác cũng có thể thay đổi hiểu biết về tuyến tùng.
Tuyến tùng của chuột được phát hiện là sản xuất N,N-Dimethyltryptamine (DMT). Đây là một chất gây ảo giác giống như tryptamine được sản xuất bởi các sinh vật sống, nhưng nó vẫn chưa được hiểu rõ. Điều này thật thú vị vì việc ăn DMT được biết là gây ra những trải nghiệm ảo giác căng thẳng về tinh thần.
Tiến sĩ Rick Strassman đã tiến hành nghiên cứu tại Đại học New Mexico vào những năm 1990 với sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ. Ông đã tiêm DMT vào những người tình nguyện, Strassman gọi DMT là một “phân tử tâm lý”.
Tiến sĩ Jimo Borjigin của Đại học Michigan và Tiến sĩ Steven Barker của Đại học Bang Louisiana đã chứng minh tác dụng của DMT trong tuyến tùng đối với chuột. Nghiên cứu của họ được tài trợ một phần bởi Quỹ Nghiên cứu Cottonwood do Tiến sĩ Strassman đứng đầu. Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học về bản chất của ý thức. Nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí ‘Biomedical Chromatography’.
Tử Vi (Theo The Epoch Times )